Đăng ký kiểu dáng công nghiệp chưa được bảo hộ tại Việt Nam nhưng đã được bảo hộ tại Mỹ có bị coi là xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ

Câu hỏi: Một nhân viên công ty mình làm thiết kế ra kiểu dáng máy bán hàng tự động khá độc đáo vào tháng 12/2019 theo nhiệm vụ Công ty giao. Khi muốn nộp đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho thiết kế trên, công ty mình đã tra cứu và biết được kiểu dáng do bạn nhân viên của công ty thiết kế không khác biệt đáng kể với kiểu dáng máy bán hàng tự động mà một công ty khác đã được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp năm 2009 trên cơ sở nộp đơn đăng ký vào năm 2007 tại Hoa Kỳ nhưng chưa nộp đơn đăng ký tại Việt Nam. Vậy thì việc công ty mình sản xuất máy bán hàng tự động sử dụng kiểu dáng mà bạn nhân viên công ty mình thiết kế ra tại Việt Nam có bị coi là xâm phạm quyền SHTT của công ty mà đã được cấp bằng kiểu dáng công nghiệp kia không? Ngoài ra năm 2020 vừa qua, Công ty mình nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đối với thiết kế máy bán hàng tự động do bạn nhân viên công ty sáng tạo ra. Liệu công ty mình có được cấp văn bằng bảo hộ không?

Trả lời:

Một trong những đặc điểm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ đó là: đây là “quyền có tính lãnh thổ”. Điều này có nghĩa, quyền sở hữu trí tuệ chỉ được bảo hộ trong phạm vi một quốc gia, trừ trường hợp quốc gia đó có tham gia Điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ thì khi đó phạm vi bảo hộ được mở rộng ra các quốc gia thành viên của Điều ước.

Như vậy, công ty được cấp bằng đăng ký bảo hộ kia mặc dù đã được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp tại Hoa Kỳ nhưng chưa đăng ký tại Việt Nam thì kiều dáng công nghiệp ấy chỉ được bảo hộ trên lãnh thổ của Hoa Kỳ mà không được bảo hộ tại Việt Nam. Và đương nhiên, việc đăng ký bảo hộ của công ty bạn cho kiểu dáng máy bán hàng tự động trên là không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Tuy nhiên, hiện nay, Việt Nam và Hoa Kỳ đều đang là thành viên của Thoả ước Lahay. Điều này có nghĩa là nếu công ty kia đã nộp đơn tại Văn phòng quốc tế WIPO trong đó chỉ định quốc gia mong muốn được bảo hộ là Hoa Kỳ và Việt Nam thì kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký (máy bán hàng tự động) vẫn được bảo hộ ngay cả khi không trực tiếp nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Khi này, công ty bạn sẽ không được đăng ký văn bằng bảo hộ cho sản phẩm đó.


call-to-like

Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…

thu

 

Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp

Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.

oanh

 

Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....

huongtran

 

Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: info.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

/* vchat */