Thủ tục đưa sản phẩm ra thị trường
Nội dung bài viết
Khi quyết định đưa sản phẩm ra thị trường, doanh nghiệp đã phải bỏ ra rất nhiều công sức và tâm huyết cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, không thể đưa sản phẩm ra thị trường một cách tùy tiện mà phải thực hiện theo thủ tục nhất định. Vậy, pháp luật hiện hành quy định thế nào về thủ tục đưa sản phẩm ra thị trường, bài viết này sẽ là câu trả lời cho bạn.
1. Đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với sản phẩm đưa ra thị trường.
Để đưa một sản phẩm ra ngoài thị trường, trước tiên doanh nghiệp cần phải xem xét mình đã đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với sản phẩm muốn đưa ra thị trường hay chưa. Nếu chưa đăng ký thì doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh trên Sở kế hoạch đầu tư. Việc này là rất quan trọng và được ưu tiên thực hiện trước vì đây là điều kiện để việc kinh doanh sản phẩm sắp đưa ra thị trường trở nên hợp pháp.
2. Công bố hợp chuẩn, hợp quy.
Đối với những sản phẩm có tiêu chuẩn, quy chuẩn thì cần thực hiện công bố hợp chuẩn, hợp quy. Bản chất của việc này là đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa nhằm tạo dựng niềm tin nơi khách hàng.Do vậy, cần xác
định sản phẩm mà danh nghiệp định đưa ra thị trường đã có tiểu chuẩn, quy chuẩn hay chưa. Nếu có thì sẽ phải tiến hành công bố hợp chuẩn, hợp quy.
Điều 3 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định như sau:
“1. Công bố hợp chuẩn là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.
2. Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng…”
Trình tự và hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn được quy định tại Điều 8 và Điều 9 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN.
3. Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
Việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có ý nghĩa xác lập quyền sở hữu trí tuệ với nhãn hiệu của doanh nghiệp trong phạm vi lãnh thổ đã đăng ký để tránh xâm phạm nhãn hiệu khác cũng như là tránh việc chủ thể khác xâm phạm đến nhãn hiệu của mình. Việc đăng ký sẽ tiến hành tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Doanh nghiệp cần phải tiến hành việc tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký để xác định khả năng bảo hộ của nhãn hiệu tới đâu.
Nếu nhãn hiệu mà doanh nghiệp dự định đăng ký bị trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của một người nào khác đã đăng ký tại Việt Nam cho cùng loại sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự thì sẽ phải tìm cách chỉnh sửa hoặc thay đổi vì theo quy định pháp luật, nhãn hiệu không được phép trùng và hạn chế việc gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác.
4. Đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm.
Mã vạch là một dãy các vạch thẫm song song và các khoảng trống xen kẽ để thể hiện mã số sao cho máy quét có thể đọc được. Mã vạch in trực tiếp trên sản phẩm. Có thể dựa vào mã vạch để biết được đâu là sản phẩm chính hãng, ngoài ra còn xác định được quốc gia sản xuất ra sản phẩm đó, độ tin cậy của sản phẩm đó ra sao. Còn mã số là một dãy các chữ số dùng để phân định vật phẩm, địa điểm, tổ chức.
Ngoài những bước trên, tùy vào từng sản phẩm và tính chất riêng mà có thể có thêm các bước khác để sản phẩm được đưa ra thị trường một cách hợp pháp. Ví dụ, một số sản phẩm theo quy định pháp luật cần phải đăng ký lưu hành khi đưa ra thị trường thì phải tiến hành đăng ký…
Tham khảo thêm về Thủ tục đăng ký mã số mã vạch
Trên đây là những tư vấn về thủ tục đưa sản phẩm ra thị trường. Tùy từng loại sản phẩm cụ thể mà các bước tiến hành và hồ sơ có thể khác nhau. Vì vậy, để được hướng dẫn cụ thể và chính xác nhất trong trường hợp của bạn, vui lòng liên hệ tới tổng đài 024.6682.8986 – tổng đài miễn phí 24/7.
Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....
Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!