Ý kiến của Luật sư về việc nhạc sĩ Giáng Son bị BH Media đánh bản quyền ca khúc "Giấc mơ trưa"
Ý kiến của Luật sư về việc nhạc sĩ Giáng Son bị BH Media đánh bản quyền ca khúc "Giấc mơ trưa"

Ý kiến của Luật sư về việc nhạc sĩ Giáng Son bị BH Media đánh bản quyền ca khúc “Giấc mơ trưa”

Mới đây thì nhạc sĩ Giáng Son có chia sẻ, vào thời điểm cuối tháng 9, nữ nhạc sĩ có đăng tải ca khúc “Giấc mơ trưa” do ca sĩ Khánh Linh thể hiện trên kênh Youtube của mình. Đây là ca khúc do chính nhạc sĩ GS sáng tác, làm nhạc và phối khí. Tuy nhiên, bất ngờ sau đó nữ nhạc sĩ nhận được thông báo khiếu nại bản quyền liên quan đến ca khúc này thuộc sở hữu của BH Media và Hồ Gươm Audio. Nhạc sĩ Giáng Son khẳng định không ký độc quyền tác phẩm này cho bất cứ ai hay tổ chức nào, cô đã rất bức xúc vì lại bị đánh bản quyền do chính tác phẩm mà mình sáng tác.

Liên quan đến vấn đề này Thạc sỹ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng- Phó Giám Đốc, Công Ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật Sư TP Hà Nội) sẽ trả lời một số vấn đề xuay quanh để làm rõ.

Câu hỏi: Trong vụ việc giữa BH Media, Hồ Gươm và Giáng Son thì ai đang là người sai?

Theo Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019 quy định: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”. Theo Khoản 3 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019 quy định: “Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa”.

Tại Khoản 2 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây ph­ương hại đến quyền tác giả.”

Nhạc sĩ Giáng Son vừa là tác giả sáng tác bài hát, vừa là chủ sở hữu bản phối, bản ghi âm mà nhạc sĩ đăng tải trên kênh của mình; trong trường hợp này, quyền tác giả và quyền liên quan đều thuộc về nhạc sĩ Giáng Son.

Việc BH Media xác nhận mình là “chủ sở hữu bản quyền” đối với bản ghi âm ghi hình do chính tác giả gốc sản xuất là hành vi gây phương hại đến quyền tác giả, không hề có hiểu lầm trong sự việc này. Chính vì vậy, BH Media phải gỡ bỏ xác nhận chủ sở hữu ngay khi nhạc sĩ Giáng Son lên tiếng trên các phương tiện truyền thông.

Việc BH Media cho rằng, trên Youtube có nhiều bản ghi “Giấc mơ trưa” của nhiều chủ sở hữu khác nữa trong khi thực tế tác giả Giáng Son chưa từng chuyển nhượng, bán độc quyền tác phẩm này cho ai cũng hoàn toàn sai so với quy định của pháp luật Việt Nam. Ngoài Giáng Son hoặc người được Giáng Son ủy quyền, không có bất cứ cá nhân/tổ chức nào có quyền chủ sở hữu đối với tác phẩm hoặc bản ghi âm ghi hình tác phẩm “Giấc mơ trưa”.

Ngoài ra, BH Media tuyên bố có quyền sở hữu đối với bản ghi và nội dung đã cung cấp cho Youtube thì hệ thống (YouTube) mới có thể thực hiện quét tự động. Điều này đặt ra vấn đề là bản ghi mà BH Media sử dụng để Youtube tự động quét liệu có phải vẫn là bản ghi thuộc quyền sở hữu của nhạc sĩ Giáng Son không, hay bản ghi này có đang bị chiếm hữu một cách trái phép, hoặc nếu sản xuất, sao chép thì có xin phép nhạc sĩ Giáng Son chưa. Đây là vấn đề cần kiểm tra lại và làm rõ ở góc độ pháp lý, thông qua các giấy tờ, hợp đồng mà các bên liên quan đã ký kết, chuyển giao.

Câu hỏi: BH Media giải thích lý do gắn bản quyền Giấc mơ trưa cùng một số sản phẩm khác là vì phía này bản ghi do Hồ Gươm Audio sản xuất. Thưa Luật sư, chủ sở hữu bản ghi có quyền khiếu nại bản quyền những bản gốc, chẳng hạn Giấc mơ trưa do chính nhạc sĩ Giáng Son thực hiện không?

Ở đây, chúng ta cần phải phân định rõ quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả. Những bản gốc tác phẩm chẳng hạn như Tiến quân ca do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác hay Giấc mơ trưa do nhạc sĩ Giáng Son thực hiện thì họ có quyền tác giả (hay còn gọi là tác quyền, bản quyền) đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra. Còn đối với bản quyền bản ghi tác phẩm được coi là quyền liên quan đến quyền tác giả.

Sự khác nhau của hai loại quyền này là quyền tác giả bảo hộ tác phẩm của tác giả sáng tạo ra hoặc sở hữu; quyền liên quan là quyền được trao cho một, một vài nhóm người vì vai trò quan trọng của họ đối với việc truyền bá và phổ biến một số loại hình tác phẩm đến với công chúng. Tác giả có đầy đủ các quyền nhân thân và quyền tài sản (được quy định tại Điều 19, Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019). Quyền liên quan đến quyền tác giả, cụ thể ở đây là quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền (i) sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hành của mình; (ii) nhập khẩu, phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao bản ghi âm, ghi hình của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kì phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được. Đồng thời, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được hưởng quyền lợi vật chất khi bản ghi âm, ghi hình của mình được phân phối đến công chúng.

Như vậy, bản quyền của tác giả là bản quyền đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra, còn bản quyền của nhà sản xuất tác phẩm là bản quyền của bản ghi âm, ghi hình do mình đầu tư công sức, tiền bạc, kĩ thuật thực hiện. Các bên có quyền lợi khác nhau đối với bản quyền đối tượng sản phẩm của mình. Từ tính chất đó, có thể thấy rất khó có trường hợp việc chủ sở hữu bản ghi khiếu nại bản quyền những bản gốc, chẳng hạn Giấc mơ trưa do chính nhạc sĩ Giáng Son thực hiện bởi các nhạc sĩ (tác giả) có quyền được biểu diễn tác phẩm của họ hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật khác (quyền tài sản). Trừ trường hợp các tác giả xâm phạm đến một trong các quyền (i) sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hành của nhà sản xuất bản ghi âm ghi hình hoặc (ii) nhập khẩu, phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kì phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được mà không được phép của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình thì chủ sở hữu bản ghi có quyền khiếu nại bản quyền đối với bản ghi âm, ghi hình do mình tạo ra.

Câu hỏi: Theo nhạc sĩ Giáng Son, BH Media không được phép bật Content ID nếu đó không phải là tác phẩm họ sở hữu độc quyền. Theo Luật sư, quan điểm này có đúng không?

Để nhận định việc BH Media có được phép bật Content ID đối với các bản ghi hay không cần phải xem xét hai vấn đề: (i) Bản chất hoạt động của Content ID trên kênh Youtube như thế nào và (ii) BH Media có phải là đơn vị sở hữu độc quyền bản ghi các tác phẩm âm nhạc đó không.

Thứ nhất, Content ID là một hệ thống tự động có thể mở rộng của YouTube. Hệ thống này cho phép chủ sở hữu bản quyền phát hiện ra những video trên YouTube có chứa nội dung thuộc quyền sở hữu của họ.

Thứ hai, theo thông tin các cơ quan truyền thông đưa tin, Hồ Gươm Audio là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình các tác phẩm âm nhạc, còn đơn vị BH Media được uỷ quyền quản lý và khai thác bản ghi ca khúc trên nền tảng Youtube. Do đó, Hồ Gươm Audio có quyền chuyển giao quyền sử dụng và đăng ký bản quyền tác giả đối với bản ghi của mình cho BH Media.

Trường hợp BH Media được giao quyền đăng ký bản quyền đối với bản ghi âm, ghi hình thì theo cách thức vận hành của hệ thống Content ID, BH Media có quyền bật Content ID cho bản ghi âm, ghi hình mà mình được giao quyền sử dụng và đăng ký bản quyền.

 BH Media đáp ứng đủ tiêu chuẩn của hệ thống Content ID của Youtube vì đơn vị này được giao quyền quản lý và đăng ký bản quyền bản ghi âm, ghi hình của Hồ Gươm Audio. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ cách vận hành của Content ID trên Youtube sẽ không minh chứng và bảo vệ được quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả của cùng một tác phẩm nên xảy ra những sự việc đánh “bản quyền” gây tranh cãi giữa các chủ thể quyền.

Câu hỏi: Hồ Gươm Audio Video là đơn vị sản xuất CD của ca sĩ Dương Thùy Anh, trong đó có Giấc mơ trưa của nhạc sĩ Giáng Son. Sau đó Hồ Gươm bán bản ghi cho BH Media. Tuy nhiên, cả ca sĩ Dương Thùy Anh, Hồ Gươm và BH Media đều chưa xin phép Giáng Son. Điều này có sai luật không?

Mỗi bài hát ra đời là hội tụ tâm huyết, trí tuệ của tác giả, là đứa con tinh thần vô giá của tác giả. Chính vì vậy, luật pháp luôn tôn trọng việc sáng tạo nghệ thuật không ngừng nghỉ của các tác giả thông qua việc bảo hộ đối với tác phẩm.

Ca khúc Giấc mơ trưa của nhạc sĩ Giáng Son do Hồ Gươm Audio Video là đơn vị sản xuất CD dưới sự thể hiện của ca sĩ Dương Thùy Anh được gọi là tác phẩm phái sinh. Theo đó, tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn (khoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009).

Do đó, theo quy định tại Khoản 3 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền, trong đó có quyền làm tác phẩm phái sinh phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả. Trong trường hợp, phía bên ca sĩ Dương Thùy Anh thể hiện lại ca khúc Giấc mơ trưa mà không xin phép tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả bài hát đó thì sẽ được xem là hành vi xâm phạm quyền tác giả và sẽ bị pháp luật xử lý.

»BÁO CHÍ ĐƯA TIN:

Tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến Zing news đăng tải ý kiến của Luật sư Nguyễn Đức Hùng – PGĐ Hãng Luật TGS về vấn đề liên quan đến BH Media và bản quyền ca khúc “Giấc mơ trưa” của nhạc sĩ Giáng Son: https://zingnews.vn/dien-bien-vu-ban-quyen-tien-quan-ca-va-giac-mo-trua-post1276277.html

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!