Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có được đăng ký cho mô hình ứng dụng công nghệ kết nối người bán và người mua như Grab không ?
Câu hỏi độc giả: Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có thể được đăng ký cho mô hình Ứng dụng công nghệ kết nối người bán và người mua giống như Grab không ạ? Nếu có thì thủ tục như thế nào ạ ?
Trả lời:
Để được cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, đối tượng xin bảo hộ phải đáp ứng được các yêu cầu sau: có tính mới; có khả năng áp dụng công nghiệp. Việc đăng ký giải pháp hữu ích có thể đăng ký dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình. Để biết mô hình Ứng dụng công nghệ kết nối người bán và người mua giống như Grab có đăng ký được bằng độc quyền giải pháp hữu ích hay không, chúng ta phải tiến hành việc đánh giá khả năng đã đáp ứng được các điều kiện hay chưa.
Giải pháp hữu ích và sáng chế là hai đối tượng sở hữu công nghiệp gần như tương tự nhau, chỉ có điểm khác duy nhất là đối tượng được cấp bằng độc quyền sáng chế sẽ được đánh giá là có tính sáng tạo so với đối tượng được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
Vì vậy, hồ sơ đăng ký giải pháp hữu ích là tương tự như hồ sơ đăng ký sáng chế. Nếu đối tượng chỉ có tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp thì sẽ được cấp bằng giải pháp hữu ích; Nếu ngoài tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp, đối tượng có thêm tính sáng tạo thì sẽ được cấp bằng sáng chế.
Trường hợp mô hình này đáp ứng đầy đủ các điều kiện để đăng ký giải pháp hữu ích, bạn phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đăng ký để nộp cho Cục SHTT, thành phố hồ sơ bao gồm:
* Các tài liệu bắt buộc:
– 02 Tờ khai đăng ký sáng chế, đánh máy theo mẫu số 02/SC Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
– 02 Bản mô tả giải pháp hữu ích; bản mô tả phải đáp ứng quy định tại điểm 23.6 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN gồm có Phần mô tả, Yêu cầu bảo hộ và Hình vẽ (nếu có).
– 02 Bản tóm tắt giải pháp hữu ích. Tóm tắt giải pháp hữu ích không được vượt quá 150 từ và phải được tách thành trang riêng. Bản tóm tắt giải pháp hữu ích không bắt buộc phải nộp tại thời điểm nộp đơn và người nộp đơn có thể bổ sung sau;
– Chứng từ nộp phí, lệ phí.
* Các tài liệu khác (nếu có)
– Giấy ủy quyền (nếu nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
– Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);
– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
* Cơ quan đăng ký: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....
Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!