Tổng hợp các tình huống về ly hôn, quyền nuôi con và chia tài sản
Nội dung bài viết
- 1 Tình huống: Vợ chồng em ly thân hơn 2 năm rồi và vợ em cách đây 6 tháng có làm hồ sơ nộp cho toà án nhưng chưa được giải quyết sau đó cô ấy bỏ xuống Đồng Nai làm việc… vợ em ở đó nói đã có chồng mới trong khi em vẫn chưa ra tòa ký giấy xác nhận ly hôn là đúng hay sai với luật pháp hôn nhân gia đình. Giờ nếu em làm đơn giành quyền nuôi con được không?
- 2 Tình huống: Em và chồng cưới nhau được hơn 2 năm, có 1 em bé 18 tháng. Sau khi hết hạn nghỉ thai sản vì chỗ làm của em quá xa và dịch phức tạp quá không có chỗ gửi bé nên chồng nói em ở nhà chăm con để chồng đi làm. Đợt dịch công ty thuê khách sạn cho nhân viên ở, không được về nhà nên chồng em đi 3 tháng mới về. Hôm qua em mới phát hiện ra chồng ngoại tình với người yêu cũ làm cùng cơ quan, họ còn ăn ngủ với nhau nữa. Em đã chụp lại toàn bộ tin nhắn thân mật giữa hai người và có cả đoạn 2 đứa nhắn tin hỏi thăm nhau sau lúc quan hệ nữa, vậy đã đủ bằng chứng để tố cáo chồng ngoại tình và giành quyền nuôi con chưa ạ? Em có giấy đăng kí kết hôn còn hộ khẩu vẫn ở nhà mẹ ruột, gia đình em vẫn chưa làm sổ hộ khẩu, chồng và con gái em đang nằm trong hộ khẩu nhà mẹ chồng. Em chưa có việc làm mà chồng ngoại tình thì e vẫn có quyền nuôi con đúng ko ạ? Em thật sự cám ơn các anh chị rất nhiều, mong hãy giúp em để em định hướng được đường đi và mang con theo!
- 3 Tình huống: Mình có việc này muốn nhờ luật sư tư vấn. Mình 30 tuổi, mình đang bầu đầu năm sinh. Năm 2018, do không sinh được con nên mình và chồng cũ ly hôn phải ra toà án Ninh Bình quê chồng cũ giải quyết. Hiện chồng cũ đã lấy vợ mới. Do mình ở xa nên không tiện cầm giấy tờ nên chồng cầm giấy quyết định ly hôn. Năm 2021 mình quen người yêu mình hiện tại thì có bầu. Mình có hỏi chồng cũ thì người ta đòi tiền mình 20 triệu chuộc giấy.
- 4 Tình huống: Em đã ly hôn được hơn 2 năm, em có 2 cậu con trai toà giải quyết là e nuôi 1 đứa và mẹ nó nuôi 1 đứa nhưng bên mẹ nó không có trách nhiệm trong việc nuôi dạy con, em sót con thấy khổ khi họ nuôi được 3 tháng em đã đón về nuôi hộ đến bây giờ . Em và họ đã nói chuyện qua họ từ bỏ con em thì bây giờ em ra toà làm lại giấy quyết định phải như thế nào ạ. Và em quyết định sẽ không cho họ gặp con em nữa thì có sao không ạ vì họ không chăm sóc con em. Mong luật sư tư vấn.
- 5 Tình huống: Em và chồng đã nhiều lần mâu thuẫn. Nay đã lên đến đỉnh điểm, chồng mình miệng thì một hai ly dị nhưng vẫn cứ ở nhà của mình, vợ chồng không giao tiếp, nhưng nói mãi không chịu chuyển đi, (nhà là nhà riêng của mình mua trong thời kỳ hôn nhân. Có công chứng tài sản riêng chồng mình đã ký). Mình nói cung cấp CMND và hộ khẩu để làm hồ sơ thì không chịu đưa. Lúc này mình vừa sảy thai rất yếu nhưng chồng mình vẫn không đỡ đần mình bất cứ việc gì. Từ nấu nướng giặt giũ mình muốn kiêng cữ cũng không thể, vừa từ bệnh viện về mình phải xắn tay lên làm hết. Chồng cứ ở nhà mình làm mình rất khó chịu và ức chế. Giờ mình muốn ly hôn đơn phương thì làm như thế nào?
- 6 Tình huống: Anh Nam và chị Trang là vợ chồng hơn 15 năm nay. Thời gian qua, chị Trang đột nhiên phát bệnh tâm thần. Sau thời gian dài điều trị không khỏi, anh Nam từ việc yêu thương, chăm sóc vợ nay trở nên chán nản, thường xuyên có hành vi đánh đập, bạo hành vợ. Nhìn cảnh con gái bị đánh đập dã nam, có lúc thương tích đầy người, bà Ngọc là mẹ chị Trang rất thương xót con, nhiều lúc bà suy nghĩ hay để con gái ly hôn, để bà chăm sóc con. Bà không biết với tư cách là người mẹ, bà có thể đề nghị Tòa án cho con gái bà được ly hôn không?
- 7 Tình huống: Chị Hà và anh Hùng kết hôn với nhau hơn 10 năm và có 2 con chung (01 trai, 01 gái). Qua thời gian chung sống, anh chị ngày càng phát sinh nhiều mâu thuẫn khó hàn gắn nên đã thuận tình ly hôn và Tòa án đã có quyết định ly hôn nhưng chưa có hiệu lực pháp luật. Trong thời gian này thì anh Hùng bị tai nạn qua đời và không để lại di chúc. Phía gia đình anh Hùng lấy cớ anh Hùng đã chết, hai người đã ly hôn nên yêu cầu chị Hà phải trả tài sản của anh Hùng trong khối tài sản chung của hai vợ chồng cho bố mẹ anh Hùng. Chị Hà không đồng ý vì còn phải nuôi hai con chung của anh chị, phía gia đình anh Hùng có những hành vi gây áp lực với chị Hùng về vấn đề này. Chị Hà đề nghị cho biết, giữa chị và anh Hùng đã chấm dứt quan hệ hôn nhân chưa và tài sản của anh Hùng được giải quyết như thế nào?
- 8 Tình huống: Anh Hùng và chị Hương đã ly hôn, chị Hương nuôi con trai chung của hai người, cháu 4 tuổi. Thời gian gần đây, anh muốn thường xuyên đến thăm con nhưng chị Hương cố tình gây khó dễ, viện lý do khi thì cho con đi học thêm, khi thì bận đi cùng bạn,… Anh rất khó để gặp được con. Anh muốn luật sư cho biết, quyền được thăm nom con sau khi ly hôn như thế nào và phải làm gì để bảo vệ quyền được thăm nom con sau ly hôn?
- 9 Tình huống: Cho em hỏi, vợ chồng em có 1 đứa con 4 tuổi, hiện tại em lại đang mang bầu 35 tuần. Do 3 tháng trước vợ chồng em có mâu thuẫn nên chồng em đánh em và trong 3 tháng đó vợ chồng em sống ly thân. Hiện tại giờ em với con 3 tuổi đã về ở với bố mẹ đẻ em được 1 tháng rồi và trong thời gian 1 tháng đó chồng em không gọi điện hay hỏi thăm gì mẹ con em hết. Chồng em trước thì đi làm tự do, không có phiếu lương cũng không có mức lương cụ thể, có tháng thì đưa em được 3 triệu tháng thì không đưa đồng nào. Còn em thì có ở nhà chăm con với có bầu nên không đi làm được nhưng con thì từ bé đến lớn đều ở với em. 2 mẹ con em cứ thi thoảng ở nhà ông bà ngoại rồi chán lại vào với bà nội, giờ em muốn làm đơn ly hôn thì ghi lý do là gì để được quyền nuôi con ạ? Chồng em cũng đồng ý ly hôn nhưng muốn giành quyền nuôi đứa con 4 tuổi, em không có tiền nhưng bố mẹ đẻ em đồng ý nuôi con em thì liệu em có được nuôi con không ạ? Em phải làm gì để được quyền nuôi con đây ạ?
- 10 Tình huống: Cho em hỏi nhờ ạ, em và chồng em kết hôn gần 3 năm, hiện tại có 2 đứa con chung, đứa hơn 2 tuổi, đứa 3 tháng ạ. Giờ em muốn ly hôn có được giành quyền nuôi cả 2 không ạ. Lúc em với chồng cãi nhau, chồng em tức giận có ký tên cho em được nuôi cả 2, mà giờ chồng em đòi chia ạ. Vậy giờ em ra toà có được quyền nuôi không. Vì hiện tại em nghỉ làm vì nuôi con nhỏ. Nếu toà giải quyết cho em được nuôi cả 2 thì sau khi li hôn em muốn chuyển họ cha sang họ mẹ được không ạ, nếu chuyển thì được chuyển hết cả 2 không?
- 11 Tình huống: Em với chồng đang thuê nhà sống ở Hà Nội, em đã cắt khẩu nhập về nhà chồng ở Hải Phòng. Giờ em muốn ly hôn, lý do bạo hành, bạo lực gia đình và có con 18 tháng tuổi, vậy thì nộp đơn ở đâu? Giải quyết như thế nào ạ? Em với chồng kinh doanh tự do, không ai có hợp đồng lao động hay mức thu nhập ổn định gì, không đăng ký tạm trú tại Hà Nội.
- 12 Tình huống: Em ở Hà Nam, muốn ly hôn với chồng, mà chồng em ở Nghệ An. Toà án nói em là người kiện, chồng em là bị đơn nên em phải nộp đơn ở Nghệ An. Em có 1 đứa con 15 tháng (bé nằm trong khẩu nhà ngoại) và em đang mang bầu 6 tháng. Em định nộp đơn qua bưu điện, nếu em nộp đơn thuận tình mà chồng em và em không có mặt toà có giải quyết không ạ. Tại chồng em không hợp tác ly hôn và em sợ khi toà giải quyết em bầu lớn hoặc lúc đó đang sinh em bé em không đi được ạ. Hoặc em làm đơn ly hôn đơn phương mà em không có mặt toà có giải quyết cho em không ạ. Em cám ơn nhiều ạ. Chồng em khi ở với em đánh em mấy lần, giờ bỏ về quê 5 tháng. Cho em hỏi e có được nuôi 2 bé không ?
- 13 Tình huống: Vợ chồng mình có 2 con, 1 bé trên 3 tuổi trong hộ khẩu chồng, còn mình và 1 bé 8 tháng tuổi đã nhập khẩu về ngoại. Giờ mình muốn ly hôn đơn phương và muốn được nuôi cả 2 bé, không tranh chấp tài sản. Nếu nộp đơn không có hộ khẩu bên chồng có được không? Sổ hộ khẩu bên ngoại mình đã bị thất lạc nhưng quy định mới bỏ sổ hộ khẩu nên không biết có cần thêm không hay chỉ cần căn cước công dân thôi ạ?
- 14 Tình huống: Vợ chồng em lấy nhau được 5 năm và có 1 bé 4 tuổi, hai chúng em đã ly hôn và có quyết định của tòa án về ly hôn và quyền nuôi con thuộc về em. Tuy nhiên chồng lại không giao con cho em, vậy em phải làm gì để chồng giao con cho em ạ? Em cảm ơn !
- 15 Tình huống: Em và chồng li hôn đã 2 năm, lúc li hôn chồng em tự đề vào giấy em nuôi con, chồng em chu cấp tiền cho con mỗi tháng 2 triệu. Tuy nhiên đến nay 2 năm rồi bé vẫn chưa được đồng nào, lúc tết chồng có cho con 5 triệu ăn tết. Nay ba bé có nói sẽ làm giấy li hôn lại để dành quyền nuôi con, trong khi em bị tai nạn một năm rưỡi em chưa đi làm được do vết thương chưa bình phục. Vậy cho em hỏi chồng em làm đơn ra tòa, khi ra tòa em có mất quyền nuôi con luôn không ạ. Em vẫn lo nuôi con em ăn uống tốt, không thiếu thứ gì, còn ba bé thì hiện đang sống với cô gái khác được gọi là vợ chưa cưới cô ấy vẫn đang có bầu với chồng cũ của em.
- 16 Tình huống: Em và chồng ly hôn từ năm ngoái, chồng em là người được nuôi con. Nhưng bây giờ chồng em có bồ mới rồi và dạo gần đây em biết được 1 chuyện là 2 tuần nay bé kia về nhà chồng em chơi nhưng ngày thì về ăn cơm tối đến đưa nhau đi nhà nghỉ gần nhà và có đưa con em theo nữa. Con em học lớp 2 mà bố nó cho đi vào nhà nghỉ thỉnh thoảng còn nhìn thấy cảnh không đáng nhìn. Vậy giờ em muốn đón con về nuôi thì làm gì ạ. Em có công ăn việc làm ổn định ở công ty. Còn bố nó thì không có việc làm ổn định. Mong Luật sư tư vấn giúp e ạ
- 17 Tình huống: Em muốn li hôn do bị chồng đánh đập nhiều và có bồ khác, giờ muốn li hôn nhưng không biết chồng ở đâu, chồng cũng không cung cấp giấy tờ gì. Vậy em phải làm gì để ly hôn?
- 18 Tình huống: Vợ chồng em kết hôn cuối năm 2014 đến nay có 2 bé, 1 bé 6 tuổi và 1 bé 2,5 tuổi. Năm 2020 hai vợ chồng em làm nhà và có vay ngân hàng 80 triệu, sau đó do không đủ tiền nên bố đẻ em cho vay thêm 70 triệu nữa cộng với tiền chung thì chi phí làm nhà tầm 350 -400 triệu. Giấy tờ thu chi khi làm nhà bố em đều giữ vì do bố em đứng lên làm cai xây. Đất làm nhà vợ chồng em chưa được chia vẫn là đất của ông bà và không phải đất thổ cư mà là đất ruộng trong sổ hồng mang tên của bố mẹ chồng. Sổ đỏ thì bố mẹ chồng em vẫn cắm ở ngân hàng vì vẫn nợ tiền ngân hàng. Về con thì em muốn nuôi cả 2 vì bé lớn không muốn ở với bố. Vậy ra tòa em cần những gì và được giải quyết như nào ạ?
- 19 Tình huống: Luật sư cho em hỏi, khi li hôn trong đơn có viết là nợ nần tự giải quyết, tuy nhiên nếu chồng không giải quyết nợ nần thì phải làm thế nào ạ?
- 20 Tình huống: Trước tết em có nộp đơn ly hôn đơn phương vì toà gọi chồng về chồng không về và bảo muốn làm gì thì làm. Nên toà có bảo em làm đơn mất tích và nộp phí luôn 5 triệu. Vậy Cho em hỏi là nộp đơn mất tích và nộp tiền rồi thì trong bao lâu toà giải quyết xong ạ. Và em phải lên toà mấy lần nữa?
- 21 Tình huống: Em muốn làm li hôn đơn phương với người nước ngoài thì cần làm những thủ tục gì để giải quyết nhanh nhất có thể ạ. Em ĐKKH với chồng người trung quốc, đkkh cả ở Việt Nam và trung quốc, em đkkh năm 2019. Khi cưới xong em qua trung quốc sống được 2 tháng thì vợ chồng xảy ra nhiều mâu thuẫn cãi vã, em bỏ về Việt Nam, sau đó đi sang Malaysia cho tới nay là 3 năm. Vợ chồng em không có con chung, không có tài sản chung. Bây giờ em cần làm li hôn đơn phương với người ta thì cần làm những thủ tục gì các bước tiến hành ra sao ạ. Và hiện tại em không ở Việt Nam, muốn giải quyết li hôn đơn phương thì nhất thiết phải về Việt Nam không hay có thể ủy quyền cho người thân đi tố tụng được không ạ?
- 22 Tình huống: Hiện tại thì vợ chồng tôi đang ly thân và có ý định ly hôn nhưng không thỏa thuận được việc chia con cái nuôi dưỡng. Hiện tại vợ chồng tôi có 2 cháu, 1 cháu thì 5 tuổi gần sang cấp 1 và 1 cháu thì 4 tuổi hiện đang ở với ông bà nội, việc cấp dưỡng hàng tháng cho 2 cháu thì 2 vợ chồng tôi vẫn đều đặn. Nhưng nay tính ly hôn vợ tôi muốn đòi nuôi cả 2 cháu mà việc đó tôi không đồng ý, tôi chỉ đồng ý mỗi người nuôi 1 đứa. Vậy xin hỏi vợ tôi khi làm đơn ra tòa liệu có thể giành được quyền nuôi cả 2 hay không và tôi cần làm gì để được quyền nuôi con.
- 23 Tình huống: Mình muốn ly hôn mà chồng không đưa giấy đăng kí kết hôn. Mình có xuống xã xin trích lục thì không có trong sổ, giờ mình không biết phải làm thế nào mới lấy được giấy kết hôn để ly hôn ạ, mong Luật sư tư vấn.
- 24 Tình huống: Vợ chồng em ly thân được 6 năm rồi, giờ em không liên lạc được với chồng em và không biết chồng em giờ đi đâu, ở đâu thì em cần làm thủ tục ly hôn như thế nào ạ. Vợ chồng em không con chung, không tài sản chung.
- 25 Tình huống: Em đăng ký kết hôn ở Lâm Đồng, giờ em về Vũng Tàu ở, chồng em ở lâm đồng, giờ em muốn li hôn thì phải li hôn ở chỗ mình đăng ký kết hôn hay sao ạ. Và thủ tục như thế nào ?
- 26 Tình huống: Em có bạn người nước ngoài. Đã kết hôn với 1 người phụ nữ Việt, đăng ký kết hôn ở Việt Nam. Do không hợp nhau nên họ đã ly thân (không ở cùng nhau, cũng không liên lạc) được hơn 10 năm rồi. Anh bạn người nước ngoài đã về nước và sống cùng với người khác cũng đã có con cái với người khác. Chị vợ kia cũng có 1 vài người khác (thông tin được biết qua bạn bè của nhau). Khi vẫn còn chung sống với nhau, anh bạn em có mua 1 mảnh đất ở Việt Nam và đứng tên chị vợ. Khi ly thân anh coi như mảnh đất ấy là của chị vợ và ra khỏi nhà tay không. Giờ anh ấy muốn làm thủ tục ly hôn nhưng chị vợ kia có vẻ không muốn hợp tác. Vậy có cách nào để anh bạn em hoàn thành thủ tục ly hôn mà không cần phải về Việt Nam không ạ. Có thể ủy quyền cho luật sư hay người khác làm thủ tục không ạ? Và liệu thủ tục có rắc rối không ạ. Nếu như ly hôn đơn phương và không có sự thỏa thuận với chị vợ kia. Giữa 2 người không có con chung. Không có tài sản chung ạ!
- 27 Tình huống: Ba mẹ mình cưới nhau từ năm 1993 có 3 người con, nhưng do ba mình trai gái nên mẹ mình muốn ly hôn. Tuy nhiên ba mẹ mình không có giấy kết hôn thì bây giờ mẹ mình phải làm gì để được ly hôn ạ.
- 28 Tình huống: Em làm giấy kết hôn ở Việt Nam với anh người Việt, định cư Mỹ, giờ đang sinh sống bên Mỹ. Giấy ly hôn bên Mỹ đã xong từ 2019 nhưng bản án không thi hành ở Việt Nam. Giờ em đợi gửi bản án về Việt Nam để dịch và nộp Uỷ ban làm Ghi chú ly hôn ở Việt Nam nhưng bên kia chần chừ không gửi về. Em với ảnh không có tài sản chung hay con chung. Vậy làm sao để em có thể xong giấy tờ ly hôn và kết hôn mới ạ?
- 29 Tình huống: Em có nộp đơn thuận tình ly hôn lên tòa, tòa gửi giấy triệu tập 1 lần rồi nhưng chỉ mình em lên, họ có hẹn chồng em lên giải quyết nhưng chồng em không lên nên họ bảo cần về xã chồng em xác thực, liệu nếu giờ em muốn đổi sang đơn phương thì thủ tục có lâu không và cần thêm giấy tờ gì nữa không ạ. Vì chồng em lúc thì bảo đồng ý ly hôn nhưng đến hôm cần lên tòa thì lại không chịu đi, mong Quý luật sư giải đáp giúp em với ạ.
- 30 Tình huống: Mình và vợ đã ly hôn được hơn 1 năm. Thời điểm đó do con còn nhỏ, 1 bé 3 tuổi, 1 bé thì 1,5 tuổi. Do con còn nhỏ nên tòa xử giao cho vợ nuôi. Nhưng vợ mình thì gửi về quê cho mẹ vợ nuôi. Bây giờ mình muốn đón con về nuôi, nhưng phía vợ mình không đồng ý. Mình thì thấy vợ mình điều kiện không có. Như không chăm sóc con, mà ủy thác 100% cho bà ngoại, vợ mình thì có cuộc sống khó khăn, thường xuyên thiếu tiền, nhiều lần xin mình tiền ăn, mình cũng cho. Dù sau thì vẫn còn tình nghĩa ngày xưa. Có đợt cô ấy còn vay mình 20 triệu, có viết giấy nợ, đến bây giờ không trả nợ được đồng nào mà còn xin thêm, mình có chuyển khoản ngân hàng. Bây giờ mình có thể lấy giấy nợ làm bằng chứng, cũng như các sao kê ngân hàng, để chứng minh là vợ mình không có đủ năng lực kinh tế để nuôi con không ? Cô ấy cũng không có chăm sóc con. Vậy mình phải làm gì để giành được quyền nuôi con ?
- 31 Tình huống: Em đã có quyết định ly hôn và em không yêu cầu cấp dưỡng, nhưng giờ em muốn yêu cầu chồng cấp dưỡng cho con được không à. Em về quê, bố bé bán nhà đuổi mẹ con ra khỏi nhà lấy tiền cho gái hết nên em muốn yêu cầu cấp dưỡng. Bé nhà em mới 7 tuổi, vậy em cần làm đơn như thế nào ạ. Trong quyết định ly hôn phần cấp dưỡng nuôi con có ghi là tạm hoãn việc cấp dưỡng nuôi con cho đến khi em có đơn yêu cầu ạ.
- 32 Tình huống: Em muốn li hôn thuận tình với chồng nhưng hai hộ khẩu thường trú hai nơi khác nhau. Em muốn nộp tại toà nơi em cư trú thì toà nói chồng phải là người viết và nộp đơn mới được. Như vậy đúng không ạ? Và làm thế nào em nộp được ở tại nơi em cư trú ạ? Vì nhà chồng rất xa ạ. Mong giúp đỡ ạ.
- 33 Tình huống: Em và chồng ly thân được 7 năm rồi ạ. Em có chuyển khẩu sang nhà chồng em và bây giờ nhà chồng em mới đưa giấy tờ cho em làm thủ tục ly hôn. Nhưng chồng em lại không ở địa phương và không có địa chỉ ở xác định. Và chồng em không muốn lên toà. Vậy em phải làm cách nào để được ly hôn ạ ?
- 34 Tình huống: Ly hôn đơn phương thì án phí bao nhiêu ạ? bao lâu thì tòa sẽ gọi giải quyết?
- 35 Tình huống: Vợ chồng em có 2 căn nhà, 1 căn nhà đứng tên 1 mình em (chồng em trước đó đã làm thủ tục công chứng tặng cho em), 1 căn đang ở đứng tên cả 2 vợ chồng, 1 xe ô tô đứng tên em. Trường hợp em làm đơn ly hôn đơn phương và ghi không có tài sản chung (vì chồng em có người thứ 3, chồng không để tâm đến việc ly hôn, bảo em thích làm gì thì làm, kiểu không hợp tác) thì sau này nhà đứng tên chung của 2 vợ chồng và xe của em có bị tranh chấp không ? Và nếu bị tranh chấp thì xử lý như thế nào ạ? Xin các luật sư và anh chị có kinh nghiệm trả lời giúp ạ?
- 36 Tình huống: Chồng cũ em là quân nhân. Sau bao lâu không chu cấp cho con thì em được làm đơn kiện lên ạ. Vì từ lúc bầu tới khi con em hơn 1 tuổi không nuôi con. Giờ ly hôn anh chu cấp được 2 tháng lại mất tích ạ. Nên em muốn hỏi trong thời gian bao lâu anh không chu cấp thì mình làm đơn kiện được ạ.
- 37 Tình huống: Em đi làm xa nhà, một tuần về nhà 1 lần. Chồng em có bồ dắt về nhà ở, khi em về thì bồ đi khỏi, em không phát hiện. Giờ em biết thì chồng em yêu cầu ly hôn. Em không đồng ý, em đang giữ sổ hộ khẩu và giấy kết hôn và cả sổ đỏ nhà đất. Em nói chờ con đủ 18 tuổi khi đó vợ chồng cùng sang tên sổ đỏ cho con thì vợ chồng đồng thuận ly hôn. Còn chồng không chịu thì kiện ra toà em hầu. Sổ đỏ đất là của mẹ chồng cho riêng chồng, 2 vợ chồng có tự cất nhà trên đất đó, nhưng mấy năm nay chồng ăn chơi gây nợ không có khả năng chuộc về rồi năn nỉ em chuộc về và ra văn phòng công chứng lập một bản thoả thuận chuyển tài sản riêng (sổ đỏ) thành tài sản chung của 2 vợ chồng. Vậy nếu như chồng thưa kiện thì tài sản này chia làm 2 hay như thế nào ạ? Khi ra toà em cũng sẽ nói lý do ly hôn là vì chồng ngoại tình, em có hình ảnh, ghi âm về chuyện ngoại tình của chồng, nếu có thể em muốn chồng bồi thường những tổn thất tinh thần mà em đã chịu đựng. Con em 11 tuổi sẽ theo em. Hơn 10 năm em đã gồng gánh kinh tế thay chồng tất cả và còn trả nợ ăn chơi của chồng. Giờ chỉ có mỗi sổ đỏ nhà đất vài trăm triệu mà chồng muốn lấy hết để ra đi chứ không cho con thừa hưởng. Em muốn chờ con đủ 18 tuồi thì mới ly hôn. Nếu em không giao giấy tờ ra thì chồng có tự nộp đơn ly hôn được không ạ?
- 38 Tình huống: Vợ chồng em kết hôn từ năm 2019, có 1 đứa con 2 tuổi. Thời gian đầu thì mọi việc có vẻ êm ấm, nhưng 1 năm gần đây thì em thường xuyên bị chồng và gia đình chồng đánh đập. Tài sản chung của vợ chồng có 1 mảnh đất mua sau khi kết hôn và đứng tên 2 vợ chồng. Giờ em muốn ly hôn đơn phương và chia tài sản thì làm như thế nào ạ? Em làm kế toán nhà nước nên có mức thu nhập ổn định ạ và em muốn giành quyền nuôi con ạ.
- 39 Tình huống: Em đang bầu 6 tháng và có 1 bé 2 tuổi giờ em muốn ly hôn do 2 vợ chồng có nhiều xích mích không hoà giải được. Hiện em đang ở nhà mẹ đẻ thì em có thể nộp đơn ly hôn tại ở huyện em không hay phải về quê chồng ạ? Thủ tục giấy tờ cần những gì ạ? Mọi giấy tờ chồng em đều giữ hết mồm thì nói đồng ý nhưng không đưa giấy tờ trả cho em để em đi làm thủ tục, gây khó dễ. Em muốn giành quyền nuôi con thì phải làm sao? Mong anh chị trong nhóm tư vấn giúp em với ạ.
- 40 Tình huống: Em muốn ly hôn đơn phương không tranh chấp tài sản, không con cái ra đi tay trắng, nhưng không có giấy tờ gì cả vì nhà chồng giữ hết, liệu có ly hôn được không ạ. Em có bằng chứng chồng hành hung và bạo hành em nhiều lần và chồng em từng nghiện thuốc cỏ.
- 41 Tình huống: Em và chồng đã làm xong thủ tục ly hôn và tòa quyết định em được quyền trực tiếp nuôi con và chồng có quyền thăm nuôi. Tuy nhiên, vấn đề ở đây gia đình chồng trước khi ra tòa có qua quậy nhà em hung hăng côn đồ. Bên đó nhiều lần cố tình giữ bé không trả cho mẹ, nay ra tòa em trực tiếp nuôi con và không cần chu cấp. Nếu như em không cho chồng rước bé về nội thì em có sai không ạ. Còn nếu gia đình chồng rước bé mà cố ý không trả hoặc hẹn lần lựa thì em phải làm như thế nào ạ.
- 42 Tình huống: Chị dâu em bỏ đi đến nay đã 4 năm, không liên lạc với anh trai em. Vậy mà ngày 8 tháng 2 vừa rồi bà về kiện anh lên toà án với nội dung là ly hôn tranh chấp nuôi con chung và bắt anh phải trợ cấp tiền nuôi dưỡng trong khi anh không có công việc ổn định và anh không làm việc gì sai trái trong hôn nhân không bạo lực. Vậy anh trai em phải giải quyết như thế nào ạ?
Tình huống: Vợ chồng em ly thân hơn 2 năm rồi và vợ em cách đây 6 tháng có làm hồ sơ nộp cho toà án nhưng chưa được giải quyết sau đó cô ấy bỏ xuống Đồng Nai làm việc… vợ em ở đó nói đã có chồng mới trong khi em vẫn chưa ra tòa ký giấy xác nhận ly hôn là đúng hay sai với luật pháp hôn nhân gia đình. Giờ nếu em làm đơn giành quyền nuôi con được không?
Luật sư Công ty Luật TGS trả lời:
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án được quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Theo đó, việc vợ chồng bạn ly thân mà chưa có bản án, quyết định công nhận về việc ly hôn của Tòa án là trái quy định của pháp luật, vi phạm điều cấm theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;”
Tại khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân nhân và gia đình năm 2014:
“Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”.
Theo đó, về điều kiện kết hôn được quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
“Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; Không bị mất năng lực hành vi dân sự; Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này”.
Tuy nhiên, giữa vợ chồng bạn chưa có bản án, quyết định ly hôn của Tòa án nên vợ bạn chưa thể đăng ký kết hôn với người khác được. Việc vợ bạn nói đã có chồng mới tại Đồng Nai là hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, vi phạm điều cấm của pháp luật.
Về việc giải quyết giành quyền nuôi con thì theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì:
“Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con; Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì quyền nuôi con do hai vợ chồng bạn thỏa thuận, nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Trường hợp, không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con. Việc vợ bạn chung sống, kết hôn với người đàn ông khác chỉ có thể là căn cứ để Tòa án giải quyết ly hôn. Còn về việc giành quyền nuôi con thì bạn phải chứng minh được rằng khi vợ bạn chung sống và kết hôn với người đàn ông khác mà quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của con bạn không được bảo đảm. Trừ trường hợp con dưới 36 tháng tuổi theo quy định tại khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Tình huống: Em và chồng cưới nhau được hơn 2 năm, có 1 em bé 18 tháng. Sau khi hết hạn nghỉ thai sản vì chỗ làm của em quá xa và dịch phức tạp quá không có chỗ gửi bé nên chồng nói em ở nhà chăm con để chồng đi làm. Đợt dịch công ty thuê khách sạn cho nhân viên ở, không được về nhà nên chồng em đi 3 tháng mới về. Hôm qua em mới phát hiện ra chồng ngoại tình với người yêu cũ làm cùng cơ quan, họ còn ăn ngủ với nhau nữa. Em đã chụp lại toàn bộ tin nhắn thân mật giữa hai người và có cả đoạn 2 đứa nhắn tin hỏi thăm nhau sau lúc quan hệ nữa, vậy đã đủ bằng chứng để tố cáo chồng ngoại tình và giành quyền nuôi con chưa ạ? Em có giấy đăng kí kết hôn còn hộ khẩu vẫn ở nhà mẹ ruột, gia đình em vẫn chưa làm sổ hộ khẩu, chồng và con gái em đang nằm trong hộ khẩu nhà mẹ chồng. Em chưa có việc làm mà chồng ngoại tình thì e vẫn có quyền nuôi con đúng ko ạ? Em thật sự cám ơn các anh chị rất nhiều, mong hãy giúp em để em định hướng được đường đi và mang con theo!
Luật sư TGS trả lời:
Việc bạn phát hiện ra chồng ngoại tình với người yêu cũ làm cùng cơ quan, họ còn ăn ngủ với nhau nữa và bạn đã chụp lại toàn bộ tin nhắn thân mật giữa hai người và có cả đoạn 2 đứa nhắn tin hỏi thăm nhau sau lúc quan hệ được coi là chứng cứ để tố cáo chồng ngoại tình. Bởi vì, theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình:
“Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;”
Do đó, việc chồng bạn sống chung như vợ chồng với người yêu cũ có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã với mức xử phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi: “Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ” hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng” theo quy định Điều 182 Bộ luật hình sự 2015.
Về nội dung giành quyền nuôi con thì theo quy đình tại Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014:
“Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.
Do đó, theo nội dung bạn trình bày thì con của bạn năm nay 18 tháng tuổi thì bạn hoàn toàn có đủ căn cứ để giành quyền nuôi con và yêu cầu chồng bạn cấp dưỡng theo quy định của pháp luật.
Tình huống: Mình có việc này muốn nhờ luật sư tư vấn. Mình 30 tuổi, mình đang bầu đầu năm sinh. Năm 2018, do không sinh được con nên mình và chồng cũ ly hôn phải ra toà án Ninh Bình quê chồng cũ giải quyết. Hiện chồng cũ đã lấy vợ mới. Do mình ở xa nên không tiện cầm giấy tờ nên chồng cầm giấy quyết định ly hôn. Năm 2021 mình quen người yêu mình hiện tại thì có bầu. Mình có hỏi chồng cũ thì người ta đòi tiền mình 20 triệu chuộc giấy.
Vì dịch bệnh, sức khỏe mình yếu nên mình nghỉ đi làm, mẹ mình mất, bố mình thì tuổi cao chỉ mong ổn định chuyện gia đình, người mình cũng thuộc diện hộ nghèo. Mình tính sinh xong về Toà án Ninh Bình xin cấp lại giấy Quyết định li hôn. Mình muốn hỏi phải chờ bao lâu và cần thủ tục như thế nào. Mình xin cấp lại xong về quê người yêu đăng kí kết hôn và làm khai sinh cho con có kịp không? Mình và người cũng tính sang năm xong xuôi công việc giãn dịch thì làm đám cưới. Mong luật sư tư vấn. Mình cảm ơn ạ.
Luật sư TGS trả lời:
Theo quy định tại khoản 21 Điều 70 Luật tố tụng dân sự 2015 thì đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền được cấp trích lục bản án, bản án, quyết định của Tòa án. Như vậy, bạn có thể liên hệ Tòa án Ninh Bình để thực hiện thủ tục xin được cấp trích lục Quyết định ly hôn theo quy định của pháp luật.
Khi yêu cầu cấp trích lục bản án, quyết định, bạn cần nộp hồ sơ bao gồm:
“Đơn xin sao lục bản án, quyết định. Trong đơn cần ghi rõ tên vụ án, số và ngày ra bản án ly hôn; Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có giá trị thay thế khác của người yêu cầu; Giấy ủy quyền có công chứng hoặc chứng thực trong trường hợp ủy quyền cho người khác xin trích lục lại bản án ly hôn. Nếu người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột thì cần xuất trình các giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền”.
Khi nhận được hồ sơ yêu cầu trích lục bản án, quyết định, cán bộ tiếp nhận đơn sẽ gửi lên Chánh án Tòa án ký duyệt, sau đó chuyển hồ sơ xuống Văn phòng. Văn phòng sẽ chuyển hồ sơ đến cán bộ lưu trữ, cán bộ lưu trữ đến kho lưu trữ tìm hồ sơ vụ án ly hôn được yêu cầu và photo bản án trình Chánh án/Phó Chánh án ký sao y. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày người có yêu cầu trích lục bản án ly hôn nộp đầy đủ hồ sơ xin trích lục bản án ly hôn, Tòa án có trách nhiệm trích lục bản án ly hôn cho người có yêu cầu. Do đó, bạn có thể xin cấp lại quyết định ly hôn xong về quê người yêu đăng kí kết hôn và làm khai sinh cho con vẫn kịp thời gian.
Tình huống: Em đã ly hôn được hơn 2 năm, em có 2 cậu con trai toà giải quyết là e nuôi 1 đứa và mẹ nó nuôi 1 đứa nhưng bên mẹ nó không có trách nhiệm trong việc nuôi dạy con, em sót con thấy khổ khi họ nuôi được 3 tháng em đã đón về nuôi hộ đến bây giờ . Em và họ đã nói chuyện qua họ từ bỏ con em thì bây giờ em ra toà làm lại giấy quyết định phải như thế nào ạ. Và em quyết định sẽ không cho họ gặp con em nữa thì có sao không ạ vì họ không chăm sóc con em. Mong luật sư tư vấn.
Luật sư TGS trả lời:
Theo Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân tổ chức bao gồm người thân thích, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ thì Tòa án sẽ xem xét và có thể ra quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con dựa trên quyền lợi của con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
“Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con; Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con”.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
Như vậy, trước hết việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phụ thuộc vào sự thỏa thuận của hai vợ chồng. Trong trường hợp không thỏa thuận được với nhau thì bạn cần chứng minh được người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Bên cạnh đó, bạn cần chứng minh được hiện tại bạn có chỗ ở ổn định, công việc ổn định, có thu nhập và có mức lương đảm bảo được cuộc sống cho con.
Ngoài ra, pháp luật cũng quy định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên. Hồ sơ khởi kiện thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn thì bao gồm các giấy tờ sau:
– Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự (theo Mẫu số 92-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP);
– Quyết định, bản án ly hôn (Bản sao có chứng thực);
– Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu (Bản sao có chứng thực);
– Giấy khai sinh của con (Bản sao có chứng thực);
– Văn bản, tài liệu, chứng cứ chứng minh về việc muốn thay đổi quyền trực tiếp nuôi con (nếu có).
Về vấn đề bạn quyết định sẽ không cho họ gặp con bạn nữa, vì họ không chăm sóc con bạn là không đúng quy định tại Điều 83 Luật hôn nhân gia đình 2014:
“Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình; Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con”.
Do đó, bạn không được cản trở mẹ bé trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con.
Tình huống: Em và chồng đã nhiều lần mâu thuẫn. Nay đã lên đến đỉnh điểm, chồng mình miệng thì một hai ly dị nhưng vẫn cứ ở nhà của mình, vợ chồng không giao tiếp, nhưng nói mãi không chịu chuyển đi, (nhà là nhà riêng của mình mua trong thời kỳ hôn nhân. Có công chứng tài sản riêng chồng mình đã ký). Mình nói cung cấp CMND và hộ khẩu để làm hồ sơ thì không chịu đưa. Lúc này mình vừa sảy thai rất yếu nhưng chồng mình vẫn không đỡ đần mình bất cứ việc gì. Từ nấu nướng giặt giũ mình muốn kiêng cữ cũng không thể, vừa từ bệnh viện về mình phải xắn tay lên làm hết. Chồng cứ ở nhà mình làm mình rất khó chịu và ức chế. Giờ mình muốn ly hôn đơn phương thì làm như thế nào?
Luật sư TGS trả lời:
Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.
Theo quy định tại Điều 19 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
“Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác”.
Theo đó, khi chồng bạn đã không có trách nhiệm với gia đình và không thực hiện các nghĩa vụ của vợ chồng thì bạn có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn theo quy định của pháp luật.
Theo Khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về việc ly hôn theo yêu cầu một bên:
“Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.
Hồ sơ khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân nơi chồng bạn đang cú trú giải quyết ly hôn đơn phương được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, nộp tại gồm:
– Đơn khởi kiện ly hôn đơn phương,
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn,
– Căn cước công dân/chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của vợ và chồng,
– Giấy khai sinh của con,
– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có).
Tình huống: Anh Nam và chị Trang là vợ chồng hơn 15 năm nay. Thời gian qua, chị Trang đột nhiên phát bệnh tâm thần. Sau thời gian dài điều trị không khỏi, anh Nam từ việc yêu thương, chăm sóc vợ nay trở nên chán nản, thường xuyên có hành vi đánh đập, bạo hành vợ. Nhìn cảnh con gái bị đánh đập dã nam, có lúc thương tích đầy người, bà Ngọc là mẹ chị Trang rất thương xót con, nhiều lúc bà suy nghĩ hay để con gái ly hôn, để bà chăm sóc con. Bà không biết với tư cách là người mẹ, bà có thể đề nghị Tòa án cho con gái bà được ly hôn không?
Luật sư Công ty Luật TGS trả lời:
Theo khoản 2 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định quyền yêu cầu giải quyết ly hôn thì:
“Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ”.
Do đó, khi chị Trang bị bệnh tâm thần và sau thời gian dài điều trị không khỏi, anh Nam trở nên chán nản, thường xuyên có hành vi đánh đập, bạo hành vợ thì cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định của pháp luật.
Về điều kiện thực hiện quyền yêu cầu ly hôn cho con bị tâm thần, không còn khả năng nhận thức và bị chồng đánh đập, bạo hành thì cha, mẹ có thể thay con yêu cầu Tòa án ly hôn nhưng đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 gồm:
“- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
– Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
– Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
– Cưỡng ép quan hệ tình dục;
– Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
– Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
– Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
– Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.”
Về ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người bị tâm thần hiện nay vẫn chưa có văn bản pháp luật hướng dẫn chi tiết vấn đề này. Do đó, xác định mức độ ảnh hưởng của hành vi bạo lực dựa theo chứng cứ của các bên mà Tòa án quyết định. Như vậy, có thể lấy tư cách là người mẹ của chị Trang để yêu cầu Tòa án giải quyết thủ tục ly hôn với anh Nam theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chị Trang.
Tình huống: Chị Hà và anh Hùng kết hôn với nhau hơn 10 năm và có 2 con chung (01 trai, 01 gái). Qua thời gian chung sống, anh chị ngày càng phát sinh nhiều mâu thuẫn khó hàn gắn nên đã thuận tình ly hôn và Tòa án đã có quyết định ly hôn nhưng chưa có hiệu lực pháp luật. Trong thời gian này thì anh Hùng bị tai nạn qua đời và không để lại di chúc. Phía gia đình anh Hùng lấy cớ anh Hùng đã chết, hai người đã ly hôn nên yêu cầu chị Hà phải trả tài sản của anh Hùng trong khối tài sản chung của hai vợ chồng cho bố mẹ anh Hùng. Chị Hà không đồng ý vì còn phải nuôi hai con chung của anh chị, phía gia đình anh Hùng có những hành vi gây áp lực với chị Hùng về vấn đề này. Chị Hà đề nghị cho biết, giữa chị và anh Hùng đã chấm dứt quan hệ hôn nhân chưa và tài sản của anh Hùng được giải quyết như thế nào?
Luật sư TGS trả lời:
Tại Điều 213 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 có quy định hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự:
“Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội”.
Do đó, việc bạn cho rằng quyết định ly hôn chưa có hiệu lực pháp luật là không đúng, quan hệ vợ, chồng giữa chị Hà và anh Hùng đã chấm dứt kể từ khi Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự được ban hành.
Đối với tài sản do anh Hùng bị tai nạn qua đời và không để lại di chúc thì tài sản của anh Hùng được theo quy định tại Điều 649 Bộ luật dân sự năm 2015 về việc thừa kế theo pháp luật và áp dụng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015:
“Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”.
Tuy nhiên, chị Hà và anh Hùng đã ly hôn nên chị Hà không thuộc diện hàng thừa kế, do đó các con của chị Hà, anh Hùng và bố, mẹ đẻ của anh Hùng là người thuộc hành thừa kế thứ nhất và sẽ là những người được hưởng di sản thừa kế do anh Hùng chết để lại. Chị Hà không có quyền đòi chia thừa kế đối với tài sản của anh Hùng theo quy định của pháp luật, bởi quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đã chấm dứt theo quy định tại Điều 57 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Tình huống: Anh Hùng và chị Hương đã ly hôn, chị Hương nuôi con trai chung của hai người, cháu 4 tuổi. Thời gian gần đây, anh muốn thường xuyên đến thăm con nhưng chị Hương cố tình gây khó dễ, viện lý do khi thì cho con đi học thêm, khi thì bận đi cùng bạn,… Anh rất khó để gặp được con. Anh muốn luật sư cho biết, quyền được thăm nom con sau khi ly hôn như thế nào và phải làm gì để bảo vệ quyền được thăm nom con sau ly hôn?
Luật sư TGS trả lời:
Theo Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì:
“Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi; Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con; Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở”.
Do đó, việc chị Hương cố tình gây khó dễ, viện lý do khi thì cho con đi học thêm, khi thì bận đi cùng bạn, … Khiến cho anh Hùng rất khó để gặp được con và không được thực hiện quyền được tham nom con sau khi ly hôn là trái pháp luật.
Trừ trường hợp, cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con là chị Hương có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của anh Hùng nhưng không được gây khó khăn và gây cản trở việc thăm, trông nom cho con theo quy định tại Khoản 2 Điều 83 Luật này quy định:
“Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con”
Như vậy, nghĩa vụ thăm nom con cái của người không trực tiếp nuôi dưỡng con là quyền và nghĩa vụ chính đáng được pháp luật công nhận và bảo vệ. Trong trường hợp, người mẹ cản trở không cho gặp con là hành vi vi phạm quy định tại Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, với mức hình phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau. Nếu chị Hương không đồng ý, mà vẫn cố tình vi phạm thì anh Hùng có thể yêu cầu Tòa án thay đổi quyền nuôi con theo quy định của pháp luật.
Tình huống: Cho em hỏi, vợ chồng em có 1 đứa con 4 tuổi, hiện tại em lại đang mang bầu 35 tuần. Do 3 tháng trước vợ chồng em có mâu thuẫn nên chồng em đánh em và trong 3 tháng đó vợ chồng em sống ly thân. Hiện tại giờ em với con 3 tuổi đã về ở với bố mẹ đẻ em được 1 tháng rồi và trong thời gian 1 tháng đó chồng em không gọi điện hay hỏi thăm gì mẹ con em hết. Chồng em trước thì đi làm tự do, không có phiếu lương cũng không có mức lương cụ thể, có tháng thì đưa em được 3 triệu tháng thì không đưa đồng nào. Còn em thì có ở nhà chăm con với có bầu nên không đi làm được nhưng con thì từ bé đến lớn đều ở với em. 2 mẹ con em cứ thi thoảng ở nhà ông bà ngoại rồi chán lại vào với bà nội, giờ em muốn làm đơn ly hôn thì ghi lý do là gì để được quyền nuôi con ạ? Chồng em cũng đồng ý ly hôn nhưng muốn giành quyền nuôi đứa con 4 tuổi, em không có tiền nhưng bố mẹ đẻ em đồng ý nuôi con em thì liệu em có được nuôi con không ạ? Em phải làm gì để được quyền nuôi con đây ạ?
Luật sư TGS trả lời:
Theo quy định tại Điều 19 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
“Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác”.
Theo đó, khi chồng bạn đã không có trách nhiệm với gia đình và không thực hiện các nghĩa vụ của vợ chồng thì bạn có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn theo quy định của pháp luật.
Theo Khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về việc ly hôn theo yêu cầu một bên:
“Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.
Hồ sơ khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân nơi chồng bạn đang cú trú giải quyết ly hôn đơn phương được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, nộp tại gồm:
– Đơn khởi kiện,
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn,
– Căn cước công dân/chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của vợ và chồng,
– Giấy khai sinh của con,
– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có).
Tại Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan; Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con; Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.
Theo đó, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, con từ đủ 07 tuổi trở lên thì Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của các con, nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc vợ không có đủ điều kiện nuôi con. Trong trường hợp bạn muốn giành quyền nuôi 2 con thì bạn nên trình bày và đưa ra Tòa án những căn cứ về điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… mà mỗi bên dành cho con, tài sản, chỗ ở của cha mẹ,… thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, điều kiện cho con vui chơi giải trí, trình độ học vấn… của cha mẹ. Ngoài ra, bạn cần đưa ra những căn cứ về việc người cha thờ ơ, không quan tâm chăm sóc con. Bỏ mặc mọi trách nhiệm nuôi dạy con cho bạn. Ngoài ra người cha còn có hành vi bạo lực đối với bạn,… đó là hành vi đáng lên án và không nên để trẻ tiếp xúc với những hành vi không hay đó.. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được thực hiện theo quy định tại Điều 58 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Tình huống: Cho em hỏi nhờ ạ, em và chồng em kết hôn gần 3 năm, hiện tại có 2 đứa con chung, đứa hơn 2 tuổi, đứa 3 tháng ạ. Giờ em muốn ly hôn có được giành quyền nuôi cả 2 không ạ. Lúc em với chồng cãi nhau, chồng em tức giận có ký tên cho em được nuôi cả 2, mà giờ chồng em đòi chia ạ. Vậy giờ em ra toà có được quyền nuôi không. Vì hiện tại em nghỉ làm vì nuôi con nhỏ. Nếu toà giải quyết cho em được nuôi cả 2 thì sau khi li hôn em muốn chuyển họ cha sang họ mẹ được không ạ, nếu chuyển thì được chuyển hết cả 2 không?
Luật sư TGS trả lời:
Tại Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan; Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con; Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.
Theo đó, khi ly hôn hai vợ chồng có thể tự thoả thuận với nhau về quyền nuôi con thì tòa án sẽ quyết định người trực tiếp nuôi con dựa trên các nguyên tắc con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, con từ đủ 07 tuổi trở lên thì Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của các con, nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc vợ không có đủ điều kiện nuôi con. Tuy nhiên, theo nội dung bạn trình bày thì do chồng bạn không đồng ý việc bạn nuôi cả hai con mà đòi chia. Theo đó, khi khởi kiện ra Tòa án thì tòa án sẽ xem xét, giải quyết dựa trên các căn cứ về trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái theo và điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con theo quy định của pháp luật.
Về việc thay thay đổi họ, theo đó cha, mẹ có quyền thay đổi họ cho con đẻ từ họ cha đẻ sang họ mẹ đẻ và ngược lại được thực hiện theo Điều 27 Bộ luật dân sự 2015. Tuy nhiên, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên phải có sự đồng ý của con. Nếu không có sự đồng ý của người con thì bạn không thể thực hiện thủ tục chuyển họ cho con tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Tình huống: Em với chồng đang thuê nhà sống ở Hà Nội, em đã cắt khẩu nhập về nhà chồng ở Hải Phòng. Giờ em muốn ly hôn, lý do bạo hành, bạo lực gia đình và có con 18 tháng tuổi, vậy thì nộp đơn ở đâu? Giải quyết như thế nào ạ? Em với chồng kinh doanh tự do, không ai có hợp đồng lao động hay mức thu nhập ổn định gì, không đăng ký tạm trú tại Hà Nội.
Luật sư TGS trả lời:
Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:
“Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015”.
Tại điểm a Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định:
“Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này”.
Theo đó, đối với trường hợp của bạn thì thẩm quyền giải quyết ly hôn thuộc Thẩm quyền Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn đang cư trú. Tuy nhiên, vợ chồng bạn có thể tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc theo điểm b Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Về trình tự thủ tục giải quyết được thực hiện theo khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về việc ly hôn theo yêu cầu một bên:
“Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.
Hồ sơ khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân nơi chồng bạn đang cú trú giải quyết ly hôn đơn phương được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, nộp tại gồm:
– Đơn khởi kiện,
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn,
– Căn cước công dân/chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của vợ và chồng,
– Giấy khai sinh của con,
– Giấy tờ chứng minh về tài sản chung (nếu có).
Tình huống: Em ở Hà Nam, muốn ly hôn với chồng, mà chồng em ở Nghệ An. Toà án nói em là người kiện, chồng em là bị đơn nên em phải nộp đơn ở Nghệ An. Em có 1 đứa con 15 tháng (bé nằm trong khẩu nhà ngoại) và em đang mang bầu 6 tháng. Em định nộp đơn qua bưu điện, nếu em nộp đơn thuận tình mà chồng em và em không có mặt toà có giải quyết không ạ. Tại chồng em không hợp tác ly hôn và em sợ khi toà giải quyết em bầu lớn hoặc lúc đó đang sinh em bé em không đi được ạ. Hoặc em làm đơn ly hôn đơn phương mà em không có mặt toà có giải quyết cho em không ạ. Em cám ơn nhiều ạ. Chồng em khi ở với em đánh em mấy lần, giờ bỏ về quê 5 tháng. Cho em hỏi e có được nuôi 2 bé không ?
Luật sư TGS trả lời:
Tại điểm a Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định:
“Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này”.
Theo đó, đối với trường hợp của bạn thì thẩm quyền giải quyết ly hôn thuộc Thẩm quyền Tòa án tại Nghệ An nơi chồng bạn đang cư trú. Tuy nhiên, vợ chồng bạn có thể tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi bạn cư trú, làm việc để giải quyết theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Theo quy định tại Điều 19 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
“Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác”.
Theo đó, khi chồng bạn đã không có trách nhiệm với gia đình và không thực hiện các nghĩa vụ của vợ chồng thì bạn có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn”.
Vì vậy, đối với trường hợp của bạn không được coi là trường hợp thuận tình ly hôn. Do đó, vụ việc của bạn không phải là ly hôn theo hình thực thuận tình mà phải giải quyết ly hôn đơn phương theo quy định của pháp luật.
Theo Khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về việc ly hôn theo yêu cầu một bên:
“Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.
Do đó, việc bạn gửi đơn qua đường bưu điện là đúng quy định tại Điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vụ án nếu bạn không có mặt theo giấy triệu tập của tòa án thì tòa án sẽ đình chỉ, bởi vì trong vụ án ly hôn đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện theo quy định tại khoản 4 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Tình huống: Vợ chồng mình có 2 con, 1 bé trên 3 tuổi trong hộ khẩu chồng, còn mình và 1 bé 8 tháng tuổi đã nhập khẩu về ngoại. Giờ mình muốn ly hôn đơn phương và muốn được nuôi cả 2 bé, không tranh chấp tài sản. Nếu nộp đơn không có hộ khẩu bên chồng có được không? Sổ hộ khẩu bên ngoại mình đã bị thất lạc nhưng quy định mới bỏ sổ hộ khẩu nên không biết có cần thêm không hay chỉ cần căn cước công dân thôi ạ?
Luật sư TGS trả lời:
Tại Điều 19 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác”.
Theo đó, bạn muốn ly hôn đơn phương thì bạn cần phải có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được theo Khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân gia đình 2014.
Khi giải quyết vấn đề nuôi con khi ly hôn, con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho bạn trực tiếp nuôi dưỡng, trừ trường hợp bạn không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục con theo Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Về hồ sơ khởi kiện yêu cầu ly hôn đơn phương thì pháp luật chỉ quy định về mẫu đơn khởi kiện theo quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và chỉ yêu cầu các tài liệu chứng minh cho yêu cầu khởi kiện. Theo đó, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ:
– Đơn xin khởi kiện ly hôn đơn phương;
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
– Bản sao công chứng chứng minh nhân dân của vợ và chồng;
– Giấy khai sinh của các con;
– Bản sao công chứng sổ hộ khẩu gia đình
Đây là những tài liệu cần thiết để làm căn cứ khởi kiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Tình huống: Vợ chồng em lấy nhau được 5 năm và có 1 bé 4 tuổi, hai chúng em đã ly hôn và có quyết định của tòa án về ly hôn và quyền nuôi con thuộc về em. Tuy nhiên chồng lại không giao con cho em, vậy em phải làm gì để chồng giao con cho em ạ? Em cảm ơn !
Luật sư TGS trả lời:
Theo Điều 7 Luật thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định về quyền yêu cầu thi hành án:
“Người được thi hành án, người phải thi hành án căn cứ vào bản án, quyết định có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án”
Như vậy, trong trường hợp này bạn phải làm đơn yêu cầu thi hành án gửi đến Chi cục thi hành án dân sự cấp huyện nơi Tòa án xét xử để yêu cầu cơ quan thi hành án cho thi hành Bản án/Quyết định đã có hiệu lực nêu trên. Khi đó, Chấp hành viên sẽ tổ chức thi hành án theo quy định tại Điều 120 Luật thi hành án dân sự:
“1. Chấp hành viên ra quyết định buộc giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định. Trước khi cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng, Chấp hành viên phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị – xã hội tại địa phương đó thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án.
2. Trường hợp người phải thi hành án hoặc người đang trông giữ người chưa thành niên không giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền, ấn định thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng. Hết thời hạn đã ấn định mà người đó không thực hiện thì Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế buộc giao người chưa thành niên hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án.”
Tình huống: Em và chồng li hôn đã 2 năm, lúc li hôn chồng em tự đề vào giấy em nuôi con, chồng em chu cấp tiền cho con mỗi tháng 2 triệu. Tuy nhiên đến nay 2 năm rồi bé vẫn chưa được đồng nào, lúc tết chồng có cho con 5 triệu ăn tết. Nay ba bé có nói sẽ làm giấy li hôn lại để dành quyền nuôi con, trong khi em bị tai nạn một năm rưỡi em chưa đi làm được do vết thương chưa bình phục. Vậy cho em hỏi chồng em làm đơn ra tòa, khi ra tòa em có mất quyền nuôi con luôn không ạ. Em vẫn lo nuôi con em ăn uống tốt, không thiếu thứ gì, còn ba bé thì hiện đang sống với cô gái khác được gọi là vợ chưa cưới cô ấy vẫn đang có bầu với chồng cũ của em.
Luật sư TGS trả lời:
Trước hết, để giành được quyền nuôi con thì bạn phải chứng minh điều kiện nuôi con hơn chồng bạn, nghĩa là nếu con sống với bạn sẽ được đáp ứng đầy đủ hơn các điều kiện về mặt vật chất, tinh thần để bé phát triển, cụ thể như sau:
– Điều kiện về mặt vật chất: Phải chứng minh được mình có đầy đủ các điều kiện vật chất như sau: thu nhập thực tế; công việc ổn định và có chỗ ở ổn định (nhà ở hợp pháp). Theo đó, bạn phải chứng minh điều kiện về mặt tài chính hơn so với chồng, mức thu nhập, nơi cư trú của bạn phải đủ để đảm bảo điều kiện về nuôi dưỡng, học tập và vui chơi cho bé. Để chứng minh được vấn đề này cần cung cấp cho Toà án những giấy tờ như: bảng lương, hợp đồng lao động, giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, sở hữu nhà (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)…
– Điều kiện về mặt tinh thần: Các điều kiện về mặt tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dậy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha mẹ.
Như vậy, để giành được quyền nuôi con bạn phải chứng minh được điều kiện mọi mặt mà bạn giành cho con. Tuy nhiên, theo những thông tin mà bạn cung cấp thì bạn đang là người nuôi con, vẫn chăm sóc và lo lắng cho con được chu đáo. Nhưng do bạn đang bị tai nạn, chưa đi làm lại được do vết thương chưa bình phục, như vậy bạn sẽ bị mất đi một khoản thu nhập về kinh tế để lo lắng cho con, về mặt điều kiện để nuôi con so với bố cháu thì bạn đang bị vênh. Nếu bố cháu bé có đủ điều kiện chăm sóc tốt hơn cho cháu ở điều kiện hiện tại cả về mặt vật chất và tinh thần và chứng minh được điều đó thì khả năng cao anh ấy sẽ giành được quyền nuôi con. Việc giành quyền nuôi con sẽ không bị phụ thuộc vào việc bố/mẹ bé đã kết hôn với người khác.
Tình huống: Em và chồng ly hôn từ năm ngoái, chồng em là người được nuôi con. Nhưng bây giờ chồng em có bồ mới rồi và dạo gần đây em biết được 1 chuyện là 2 tuần nay bé kia về nhà chồng em chơi nhưng ngày thì về ăn cơm tối đến đưa nhau đi nhà nghỉ gần nhà và có đưa con em theo nữa. Con em học lớp 2 mà bố nó cho đi vào nhà nghỉ thỉnh thoảng còn nhìn thấy cảnh không đáng nhìn. Vậy giờ em muốn đón con về nuôi thì làm gì ạ. Em có công ăn việc làm ổn định ở công ty. Còn bố nó thì không có việc làm ổn định. Mong Luật sư tư vấn giúp e ạ
Luật sư TGS trả lời:
Trong trường hợp này, bạn có thể làm đơn khởi kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn. Khởi kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn là quyền của một trong các bên yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp giành quyền nuôi con khi quan hệ vợ chồng chấm dứt.
Để đảm bảo có thể giành được quyền nuôi con thì cần phải đáp ứng được các điều kiện sau:
– Điều kiện về mặt chủ thể: Người trực tiếp nuôi con phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có tư cách đạo đức, nhân phẩm tốt, không thuộc trường hợp bị hạn chế quyền của cha mẹ đối với con cái theo quy định tại Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
– Điều kiện về mặt kinh tế: Để giành được quyền nuôi con, bạn phải chứng minh được các điều kiện về mặt kinh tế để nuôi con hơn là bố cháu bé. Căn cứ, tài liệu chứng minh có thể là cung cấp bảng lương, Hợp đồng lao động với doanh nghiệp, các tài liệu khác… chứng minh đủ điều kiện, chi phí để nuôi con
– Điều kiện về mặt tinh thần:
+ Chứng minh được có đủ thời gian để chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con;
+ Chứng minh luôn có đầy đủ tư cách đạo đức để nuôi dạy con;
+ Chứng minh đối phương không đủ điều kiện để giành quyền nuôi con, như: Không dành thời gian chăm sóc con, Không có công ăn việc làm, không có thu nhập ổn định, chứng minh việc dẫn con vào nhà nghỉ chứng kiến những cảnh người lớn sẽ ảnh hưởng đến tư duy, suy nghĩ của bé khi cháu còn nhỏ (mới học lớp 2)…
Khi có đầy đủ các điều kiện trên, bạn có quyền tiến hành khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền để thay đổi quyền nuôi con. Hồ sơ khởi kiện gồm: Đơn khởi kiện; Bản án/quyết định của Toà án về việc ly hôn của vợ/chồng; CMND/CCCD vợ, chồng (Bản sao công chứng); Giấy khai sinh của con (Bản sao công chứng).
Tình huống: Em muốn li hôn do bị chồng đánh đập nhiều và có bồ khác, giờ muốn li hôn nhưng không biết chồng ở đâu, chồng cũng không cung cấp giấy tờ gì. Vậy em phải làm gì để ly hôn?
Luật sư TGS trả lời:
Bạn không có bất kỳ giấy tờ gì của chồng nhưng với tình tiết là bạn bị chồng đánh đập nhiều và còn có bồ khác thì bạn hoàn toàn có thế yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định tại Khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình:
“ Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.
Tất nhiên là bạn cũng cần chứng minh được việc bị chồng bạn đánh đập và có người khác.
Tuy nhiên, theo thông tin bạn cung cấp thì hiện bạn không biết chồng bạn đang ở đâu nên trường hợp này để có thể tiến hành thủ tục ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền thì trước hết bạn phải thực hiện thủ tục tuyên bố chồng bạn mất tích theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Cụ thể: theo quy định tại Điều 68 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“1. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.
Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.
2. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.”
Sau khi có Quyết định tuyên bố người chồng mất tích thì bạn sẽ thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương theo quy định pháp luật. Bộ hồ sơ ly hôn gồm:
– Đơn xin ly hôn;
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
– Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân/căn cước công dân của bạn (Bản sao công chứng);
– Giấy khai sinh của các con (nếu có);
– Các giấy tờ liên quan đến tài sản chung của 02 vợ chồng (nếu có).
Tình huống: Vợ chồng em kết hôn cuối năm 2014 đến nay có 2 bé, 1 bé 6 tuổi và 1 bé 2,5 tuổi. Năm 2020 hai vợ chồng em làm nhà và có vay ngân hàng 80 triệu, sau đó do không đủ tiền nên bố đẻ em cho vay thêm 70 triệu nữa cộng với tiền chung thì chi phí làm nhà tầm 350 -400 triệu. Giấy tờ thu chi khi làm nhà bố em đều giữ vì do bố em đứng lên làm cai xây. Đất làm nhà vợ chồng em chưa được chia vẫn là đất của ông bà và không phải đất thổ cư mà là đất ruộng trong sổ hồng mang tên của bố mẹ chồng. Sổ đỏ thì bố mẹ chồng em vẫn cắm ở ngân hàng vì vẫn nợ tiền ngân hàng. Về con thì em muốn nuôi cả 2 vì bé lớn không muốn ở với bố. Vậy ra tòa em cần những gì và được giải quyết như nào ạ?
Luật sư TGS trả lời:
1. Về vấn đề ly hôn:
Bạn có quyền ly hôn với chồng bạn khi đáp ứng được điều kiện ly hôn quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”
Khi thỏa mãn các điều kiện trên thì bạn có quyền tiến hành ly hôn đơn phương với chồng bạn tại Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định pháp luật. Hồ sơ ly hôn gồm:
– Đơn ly hôn;
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Bản chính);
– Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của vợ, chồng (Bản sao công chứng);
– Giấy khai sinh của các con (Bản sao công chứng);
– Các giấy tờ liên quan đến tài sản (nếu có).
2. Về vấn đề tài sản chung:
Theo quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng bao gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân. Theo đó, căn nhà 02 vợ chồng xây dựng năm 2020 sẽ được xác định là tài sản chung của vợ chồng.
Khi giải quyết tại Tòa án, về nguyên tắc theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp thì căn nhà trên thửa đất do 02 vợ chồng xây dựng năm 2020 sẽ được chia đôi nên bạn sẽ có ½ quyền đối với căn nhà trên. Tuy nhiên, theo thông tin bạn cung cấp thì căn nhà đó lại xây dựng trên thửa đất nông nghiệp của bố mẹ chồng bạn nên theo quy định tại khoản 3 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì khi ly hôn, nếu chồng bạn lấy căn nhà thì sẽ phải trả phần giá trị căn nhà bạn nhận được cho bạn. Đồng thời, hiện tại bạn đang sống cùng gia đình chồng nên việc phân chia tài sản sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 61 Luật hôn nhân và gia đình.
Khi tiến hành phân chia căn nhà trên thửa đất tại Tòa án thì bạn cần phải chứng minh được công sức đóng góp cũng như tài chính của mình, của bố mẹ đẻ mình đối với căn nhà để đảm bảo được tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
3. Về con cái:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Theo đó, bé 2,5 tuổi sẽ do bạn trực tiếp nuôi dưỡng. Còn bé 06 tuổi thì Tòa án sẽ xem xét về điều kiện vật chất, điều kiện tinh thần của 02 vợ chồng để từ đó quyết định quyền nuôi dưỡng, chăm sóc. Cụ thể:
– Điều kiện về mặt vật chất: Bạn phải chứng minh được mình có đầy đủ các điều kiện vật chất như sau: thu nhập thực tế; công việc ổn định để có thể nuôi dưỡng 02 con thật tốt và có chỗ ở ổn định (nhà ở hợp pháp).
– Điều kiện về mặt tinh thần: Các điều kiện về mặt tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dậy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha mẹ.
Tình huống: Luật sư cho em hỏi, khi li hôn trong đơn có viết là nợ nần tự giải quyết, tuy nhiên nếu chồng không giải quyết nợ nần thì phải làm thế nào ạ?
Luật sư TGS trả lời:
Khoản 1 Điều 60 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:
” 1. Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.”
Đồng thời Điều 27 Luật này cũng có quy định:
“1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.
2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.”
Như vậy, hai vợ chồng đều có trách nhiệm trả nợ nếu các khoản nợ được dùng vào mục đích chung của gia đình, duy trì cuộc sống chung. Trong trường hợp này, nếu chồng bạn không giải quyết nợ nần thì bạn có thể làm đơn lên Toà án yêu cầu giải quyết vấn đề nợ nần trong thời kỳ hôn nhân.
Tình huống: Trước tết em có nộp đơn ly hôn đơn phương vì toà gọi chồng về chồng không về và bảo muốn làm gì thì làm. Nên toà có bảo em làm đơn mất tích và nộp phí luôn 5 triệu. Vậy Cho em hỏi là nộp đơn mất tích và nộp tiền rồi thì trong bao lâu toà giải quyết xong ạ. Và em phải lên toà mấy lần nữa?
Luật sư Hãng Luật TGS trả lời:
Điều 387 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về Đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích như sau:
“1. Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự.
2. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích 02 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm; trường hợp trước đó đã có quyết định của Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sao quyết định đó.”
Như vậy, bạn chỉ có thể yêu cầu Tòa án công nhận chồng bạn mất tích khi chồng bạn đã biệt tích 02 năm liền trở lên mà không có thông tin gì cũng như bạn đã dùng tất cả các biện pháp để tìm kiếm. Do đó, trong trường hợp này, bạn không thể yêu cầu Tòa án công nhận chồng bạn mất tích và trường hợp này Tòa án làm như vậy là trái với quy định của pháp luật.
Tình huống: Em muốn làm li hôn đơn phương với người nước ngoài thì cần làm những thủ tục gì để giải quyết nhanh nhất có thể ạ. Em ĐKKH với chồng người trung quốc, đkkh cả ở Việt Nam và trung quốc, em đkkh năm 2019. Khi cưới xong em qua trung quốc sống được 2 tháng thì vợ chồng xảy ra nhiều mâu thuẫn cãi vã, em bỏ về Việt Nam, sau đó đi sang Malaysia cho tới nay là 3 năm. Vợ chồng em không có con chung, không có tài sản chung. Bây giờ em cần làm li hôn đơn phương với người ta thì cần làm những thủ tục gì các bước tiến hành ra sao ạ. Và hiện tại em không ở Việt Nam, muốn giải quyết li hôn đơn phương thì nhất thiết phải về Việt Nam không hay có thể ủy quyền cho người thân đi tố tụng được không ạ?
Luật sư Công ty Luật TGS trả lời:
1. Về vấn đề ủy quyền ly hôn:
Trước hết cần khẳng định việc bạn ủy quyền cho người thân tham gia tố tụng về việc ly hôn là không được phép bởi vì theo quy định tại khoản 4 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì:
“Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.”
2. Về trình tự, thủ tục ly hôn:
Bước 1: Bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ ly hôn và nộp tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bạn đăng ký cư trú tại Việt Nam. Hồ sơ ly hôn gồm:
– Đơn ly hôn;
– Bản chính giấy đăng ký kết hôn;
– 01 bản sao có chứng thực Sổ hộ khẩu của hai vợ chồng;
– 01 bản sao có chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu của hai vợ chồng;
Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện và hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 8 ngày làm việc Tòa án sẽ xem xét, xử lý đơn khởi kiện và ban hành thông báo nộp tiền tạm ứng án phí.
Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp biên lai cho Tòa án để thụ lý vụ án.
Bước 4: Tòa án triệu tập lấy lời khai và tiến hành các thủ tục theo quy định pháp luật.
Thời gian giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương là từ 4-6 tháng kể từ ngày Tòa án thụ lý vụ án.
Tình huống: Hiện tại thì vợ chồng tôi đang ly thân và có ý định ly hôn nhưng không thỏa thuận được việc chia con cái nuôi dưỡng. Hiện tại vợ chồng tôi có 2 cháu, 1 cháu thì 5 tuổi gần sang cấp 1 và 1 cháu thì 4 tuổi hiện đang ở với ông bà nội, việc cấp dưỡng hàng tháng cho 2 cháu thì 2 vợ chồng tôi vẫn đều đặn. Nhưng nay tính ly hôn vợ tôi muốn đòi nuôi cả 2 cháu mà việc đó tôi không đồng ý, tôi chỉ đồng ý mỗi người nuôi 1 đứa. Vậy xin hỏi vợ tôi khi làm đơn ra tòa liệu có thể giành được quyền nuôi cả 2 hay không và tôi cần làm gì để được quyền nuôi con.
Luật sư TGS trả lời:
Tại khoản 2 và khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
“2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Theo như quy định trên hai cháu nhà bạn đều trên 03 tuổi (trên 36 tháng tuổi) nhưng đều dưới 07 tuổi nên việc nuôi con sẽ là thỏa thuận giữa hai vợ chồng bạn. Nếu hai vợ chồng không thể thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
Tuy nhiên, để có được quyền nuôi con, bạn cần chứng minh được các điều kiện sau đây:
– Điều kiện về mặt chủ thể: Người trực tiếp nuôi con phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có tư cách đạo đức, nhân phẩm tốt, không thuộc trường hợp bị hạn chế quyền của cha mẹ đối với con cái theo quy định tại Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
– Điều kiện về mặt kinh tế: Để giành được quyền nuôi con, bạn phải chứng minh được các điều kiện về mặt kinh tế để nuôi con hơn là mẹ cháu bé. Căn cứ, tài liệu chứng minh có thể là cung cấp bảng lương, Hợp đồng lao động với doanh nghiệp, các tài liệu khác… chứng minh đủ điều kiện, chi phí để nuôi con.
– Điều kiện về mặt tinh thần:
+ Chứng minh được có đủ thời gian để chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con;
+ Chứng minh luôn có đầy đủ tư cách đạo đức để nuôi dạy con;
+ Chứng minh đối phương không đủ điều kiện để giành quyền nuôi con, như: Không dành thời gian chăm sóc con, Không có công ăn việc làm, không có thu nhập ổn định,…
Tình huống: Mình muốn ly hôn mà chồng không đưa giấy đăng kí kết hôn. Mình có xuống xã xin trích lục thì không có trong sổ, giờ mình không biết phải làm thế nào mới lấy được giấy kết hôn để ly hôn ạ, mong Luật sư tư vấn.
Luật sư TGS trả lời:
Theo quy định tại Điều 23 Thông tư số 04/2020/TT-BTP của Bộ Tư pháp quy định về cấp bản sao trích lục hộ tịch như sau:
“1. Cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch đang lưu giữ Sổ hộ tịch hoặc quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử có thẩm quyền cấp bản sao trích lục hộ tịch. Nội dung bản sao trích lục hộ tịch được ghi đúng theo thông tin trong Sổ hộ tịch, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. Những thông tin Sổ hộ tịch, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử không có để ghi vào mẫu bản sao trích lục hộ tịch hiện hành thì để trống.”
Theo đó, khi chồng bạn không đưa giấy đăng ký kết hôn để bạn thực hiện thủ tục ly hôn tại Tòa án theo quy định pháp luật thì bạn có thể thực hiện thủ tục xin cấp trích lục bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi hai vợ chồng bạn đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đã tiến hành trích lục tại UBND xã nhưng hiện UBND xã không còn lưu giữ trong sổ thông tin về việc bạn và chồng bạn đăng ký kết hôn. Đối với trường hợp này bạn có thể làm đơn đề nghị UBND xã xác nhận về việc bạn và chồng bạn đã đăng ký kết hôn vào năm bao nhiêu và đề nghị Tòa thụ lý đơn ly hôn của bạn theo đúng quy định pháp luật.
Tình huống: Vợ chồng em ly thân được 6 năm rồi, giờ em không liên lạc được với chồng em và không biết chồng em giờ đi đâu, ở đâu thì em cần làm thủ tục ly hôn như thế nào ạ. Vợ chồng em không con chung, không tài sản chung.
Luật sư TGS trả lời:
Theo thông tin bạn cung cấp thì hiện bạn và chồng bạn đã ly thân được 06 năm và bạn không biết chồng bạn đang ở đâu nên trường hợp này để có thể tiến hành thủ tục ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền thì trước hết bạn phải thực hiện thủ tục tuyên bố chồng bạn mất tích theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Cụ thể: theo quy định tại Điều 68 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“1. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.
Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.
2. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.”
Sau khi có Quyết định tuyên bố người chồng mất tích thì bạn sẽ thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương theo quy định pháp luật. Bộ hồ sơ ly hôn gồm:
– Đơn xin ly hôn;
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
– Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân/căn cước công dân của bạn (Bản sao công chứng);
– Giấy khai sinh của các con (nếu có);
– Các giấy tờ liên quan đến tài sản chung của 02 vợ chồng (nếu có).
Tình huống: Em đăng ký kết hôn ở Lâm Đồng, giờ em về Vũng Tàu ở, chồng em ở lâm đồng, giờ em muốn li hôn thì phải li hôn ở chỗ mình đăng ký kết hôn hay sao ạ. Và thủ tục như thế nào ?
Luật sư TGS trả lời:
1. Về thẩm quyền Tòa án:
Tại khoản 1 Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án gồm: “Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn”. Đồng thời, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì vụ án của bạn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Tại điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
“a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này”.
Theo đó, trường hợp của bạn Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn cư trú, cụ thể là Tòa án nhân dân cấp huyện tại tỉnh Lâm Đồng.
2. Thủ tục ly hôn:
Bước 1: Bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ ly hôn đơn phương gồm:
– Đơn ly hôn;
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
– CMND/CCCD/Hộ chiếu của vợ, chồng (bản sao công chứng);
– Giấy khai sinh của các con (nếu có (bản sao công chứng,chứng thực);
– Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (bản sao công chứng).
Bước 2: Bạn sẽ nộp bộ hồ sơ nêu trên đến Tòa án nhân dân cấp huyện, nơi bị đơn cư trú, làm việc (nếu không biết nơi cư trú, làm việc thì nộp đơn đến Tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng).
Bước 3: Nhận kết quả xử lý đơn
Bước 4: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự, sau đó nộp lại biên lai tạm ứng án phí cho Tòa án
Bước 5: Tòa triệu tập lấy lời khai, hòa giải, tiến hành thủ tục theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
3. Thời gian giải quyết:
– Giải quyết ly hôn cấp sơ thẩm: 4-6 tháng (nếu có tranh chấp phức tạp thì có thể kéo dài hơn).
– Giải quyết ly hôn tại phúc thẩm: 3-4 tháng (nếu có kháng cáo).
Tình huống: Em có bạn người nước ngoài. Đã kết hôn với 1 người phụ nữ Việt, đăng ký kết hôn ở Việt Nam. Do không hợp nhau nên họ đã ly thân (không ở cùng nhau, cũng không liên lạc) được hơn 10 năm rồi. Anh bạn người nước ngoài đã về nước và sống cùng với người khác cũng đã có con cái với người khác. Chị vợ kia cũng có 1 vài người khác (thông tin được biết qua bạn bè của nhau). Khi vẫn còn chung sống với nhau, anh bạn em có mua 1 mảnh đất ở Việt Nam và đứng tên chị vợ. Khi ly thân anh coi như mảnh đất ấy là của chị vợ và ra khỏi nhà tay không. Giờ anh ấy muốn làm thủ tục ly hôn nhưng chị vợ kia có vẻ không muốn hợp tác. Vậy có cách nào để anh bạn em hoàn thành thủ tục ly hôn mà không cần phải về Việt Nam không ạ. Có thể ủy quyền cho luật sư hay người khác làm thủ tục không ạ? Và liệu thủ tục có rắc rối không ạ. Nếu như ly hôn đơn phương và không có sự thỏa thuận với chị vợ kia. Giữa 2 người không có con chung. Không có tài sản chung ạ!
Luật sư TGS trả lời:
1. Về vấn đề ủy quyền ly hôn:
Trước hết cần khẳng định việc người bạn nước ngoài muốn ủy quyền cho Luật sư hay bất kỳ người nào tham gia tố tụng về việc ly hôn là không được phép bởi vì theo quy định tại khoản 4 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì:
“Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.”
Người bạn nước ngoài chỉ được ủy quyền cho Luật sư và bất kỳ người nào tham gia tố tụng về việc giải quyết tranh chấp về tài sản chung và con cái. Tuy nhiên, theo thông tin bạn cung cấp thì giữa hai người không có con chung và tài sản chung nên trong trường hợp này người bạn nước ngoài của bạn không được phép ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng trong vụ án giải quyết về vấn đề ly hôn. Do vậy, người bạn nước ngoài của bạn vẫn phải về Việt Nam để thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương theo quy định pháp luật.
2. Về trình tự, thủ tục ly hôn:
Bước 1: Người bạn nước ngoài của bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ ly hôn và nộp tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi người vợ đăng ký cư trú tại Việt Nam. Hồ sơ ly hôn gồm:
– Đơn ly hôn;
– Bản chính giấy đăng ký kết hôn;
– 01 bản sao có chứng thực Sổ hộ khẩu của hai vợ chồng;
– 01 bản sao có chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu của hai vợ chồng;
Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện và hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 8 ngày làm việc Tòa án sẽ xem xét, xử lý đơn khởi kiện và ban hành thông báo nộp tiền tạm ứng án phí.
Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp biên lai cho Tòa án để thụ lý vụ án.
Bước 4: Tòa án triệu tập lấy lời khai và tiến hành các thủ tục theo quy định pháp luật.
Thời gian giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương là từ 4-6 tháng kể từ ngày Tòa án thụ lý vụ án.
Tình huống: Ba mẹ mình cưới nhau từ năm 1993 có 3 người con, nhưng do ba mình trai gái nên mẹ mình muốn ly hôn. Tuy nhiên ba mẹ mình không có giấy kết hôn thì bây giờ mẹ mình phải làm gì để được ly hôn ạ.
Trả lời:
Tại Điểm a Mục 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội quy định về việc thi hành luật hôn nhân và gia đình như sau:
“a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 1 năm 1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000”.
Theo đó, việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước năm 1987 mà không có đăng ký kết hôn sẽ được xác định là quan hệ hôn nhân thực tế và được pháp luật công nhận. Tuy nhiên, theo thông tin mà bạn cung cấp thì bố mẹ bạn lấy nhau từ năm 1993, có tổ chức đám cưới nhưng không có đăng ký kết hôn nên trường hợp này bố mẹ bạn không được coi là hôn nhân thực tế, pháp luật không thừa nhận.
Chính vì vậy, trong trường hợp này mẹ bạn muốn ly hôn thì không cần phải làm thủ tục ly hôn tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Nếu mẹ bạn muốn giải quyết về vấn đề tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì mẹ bạn có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân để được giải quyết theo quy định pháp luật.
Hồ sơ khởi kiện gồm:
– Đơn khởi kiện (theo mẫu);
– CMND/CCCD và sổ hộ khẩu của bố mẹ bạn (Bản sao công chứng);
– Các giấy tờ liên quan đến tài sản chung của 02 người (Bản sao công chứng).
Tình huống: Em làm giấy kết hôn ở Việt Nam với anh người Việt, định cư Mỹ, giờ đang sinh sống bên Mỹ. Giấy ly hôn bên Mỹ đã xong từ 2019 nhưng bản án không thi hành ở Việt Nam. Giờ em đợi gửi bản án về Việt Nam để dịch và nộp Uỷ ban làm Ghi chú ly hôn ở Việt Nam nhưng bên kia chần chừ không gửi về. Em với ảnh không có tài sản chung hay con chung. Vậy làm sao để em có thể xong giấy tờ ly hôn và kết hôn mới ạ?
Trả lời:
Trong trường hợp của bạn, do bạn kết hôn ở Việt Nam với anh người Việt, nhưng lại định cư ở Mỹ. Giấy ly hôn ở bên Mỹ đã xong nhưng bản án không thi hành ở Việt Nam. Giờ chồng cũ của bạn không gửi bản án về Việt Nam để dịch và nộp Uỷ ban làm ghi chú ly hôn ở Việt Nam. Do đó, để có căn cứ là đã ly hôn và làm thủ tục kết hôn mới, bạn có thể nộp công văn đến Bộ Ngoại giao của Việt Nam để yêu cầu Đại sứ quán Việt Nam ở Mỹ cung cấp trích lục quyết định ly hôn của bạn và chồng ở bên Mỹ. Tuy nhiên, việc cấp trích lục này còn phụ thuộc vào điều ước quốc tế của Mỹ và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Tình huống: Em có nộp đơn thuận tình ly hôn lên tòa, tòa gửi giấy triệu tập 1 lần rồi nhưng chỉ mình em lên, họ có hẹn chồng em lên giải quyết nhưng chồng em không lên nên họ bảo cần về xã chồng em xác thực, liệu nếu giờ em muốn đổi sang đơn phương thì thủ tục có lâu không và cần thêm giấy tờ gì nữa không ạ. Vì chồng em lúc thì bảo đồng ý ly hôn nhưng đến hôm cần lên tòa thì lại không chịu đi, mong Quý luật sư giải đáp giúp em với ạ.
Trả lời:
Tại khoản 2 Điều 367 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về những người tham gia phiên hợp giải quyết việc dân sự như sau:
“2. Người yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ phải tham gia phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án.
Người yêu cầu vắng mặt lần thứ nhất thì Tòa án hoãn phiên họp, trừ trường hợp người yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết việc dân sự vắng mặt họ. Trường hợp người yêu cầu đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự; trong trường hợp này, quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó theo thủ tục do Bộ luật này quy định vẫn được bảo đảm.”
Theo thông tin bạn cung cấp thì Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền đã thụ lý vụ án thuận tình ly hôn của vợ chồng bạn và đã gửi giấy triệu tập lần 1 nhưng chồng bạn vắng mặt. Trường hợp nếu Tòa án gửi giấy triệu tập lần 02 mà chồng bạn tiếp tục vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu giải quyết ly hôn và Tòa án sẽ ban hành Quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự.
Khi đó, bạn sẽ phải nộp lại hồ sơ ly hôn đơn phương tại Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định để được giải quyết.
Hồ sơ ly hôn bạn phải chuẩn bị để nộp cho Tòa án gồm:
– Đơn ly hôn (theo mẫu);
– CMND/CCCD và sổ hộ khẩu của bạn (bản sao chứng thực);
– Giấy đăng ký kết hôn (bản gốc);
– Giấy khai sinh của con bạn (bản sao chứng thực);
– Các tài liệu, chứng cứ chứng minh về tài sản chung của 02 vợ chồng mà bạn muốn yêu cầu Tòa án giải quyết.
Theo Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án trên là 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án. Như vậy, thời hạn tối đa xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn trên là 06 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.
Tình huống: Mình và vợ đã ly hôn được hơn 1 năm. Thời điểm đó do con còn nhỏ, 1 bé 3 tuổi, 1 bé thì 1,5 tuổi. Do con còn nhỏ nên tòa xử giao cho vợ nuôi. Nhưng vợ mình thì gửi về quê cho mẹ vợ nuôi. Bây giờ mình muốn đón con về nuôi, nhưng phía vợ mình không đồng ý. Mình thì thấy vợ mình điều kiện không có. Như không chăm sóc con, mà ủy thác 100% cho bà ngoại, vợ mình thì có cuộc sống khó khăn, thường xuyên thiếu tiền, nhiều lần xin mình tiền ăn, mình cũng cho. Dù sau thì vẫn còn tình nghĩa ngày xưa. Có đợt cô ấy còn vay mình 20 triệu, có viết giấy nợ, đến bây giờ không trả nợ được đồng nào mà còn xin thêm, mình có chuyển khoản ngân hàng. Bây giờ mình có thể lấy giấy nợ làm bằng chứng, cũng như các sao kê ngân hàng, để chứng minh là vợ mình không có đủ năng lực kinh tế để nuôi con không ? Cô ấy cũng không có chăm sóc con. Vậy mình phải làm gì để giành được quyền nuôi con ?
Trả lời:
Tại Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn như sau :
“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ, hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại Khoản 5 Điều này, Toà án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thoả thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con”.
Như vậy, theo quy định trên thì bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện tại Toàn án nhân dân để yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Tuy nhiên, khi tiến hành khởi kiện tại Tòa án thì bạn phải cung cấp được đầy đủ các căn cứ, tài liệu chứng minh vợ cũ bạn không còn đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục 02 con của mình nữa, cụ thể: là các tài liệu, chứng cứ chứng minh vợ bạn thiếu thốn, không có đủ điều kiện kinh tế nuôi nấng, chăm sóc con, không có công ăn việc làm ổn định, thể hiện ở việc vợ thường xuyên bỏ bê, không chăm sóc con, nhiều lần thiếu tiền, xin tiền, vay tiền bạn để sống qua ngày.
Trình tự, thủ tục khởi kiện tại Tòa án nhân dân như sau:
Bước 1: Bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ khởi kiện về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con và nộp tại Toà án nhân dân cấp huyện nơi vợ cũ của bạn cư trú, làm việc.
Hồ sơ khởi kiện bao gồm:
– Đơn khởi kiện (theo mẫu);
– CMND/CCCD/Hộ chiếu và sổ hộ khẩu của 02 bạn (Bản sao công chứng);
– Giấy khai sinh của các con (Bản sao);
– Bản án/Quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân về việc ly hôn (Bản sao công chứng);
– Tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện: giấy nợ, sao kê ngân hàng,..
Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 08 ngày làm việc Toà án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí. Khi đó, bạn sẽ tiến hành nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp biên lai cho Tòa án để thụ lý vụ án.
Bước 3: Tòa án triệu tập lấy lời khai và tiến hành các thủ tục theo quy định pháp luật. Thời gian giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương là từ 4-6 tháng kể từ ngày Tòa án thụ lý vụ án.
Tình huống: Em đã có quyết định ly hôn và em không yêu cầu cấp dưỡng, nhưng giờ em muốn yêu cầu chồng cấp dưỡng cho con được không à. Em về quê, bố bé bán nhà đuổi mẹ con ra khỏi nhà lấy tiền cho gái hết nên em muốn yêu cầu cấp dưỡng. Bé nhà em mới 7 tuổi, vậy em cần làm đơn như thế nào ạ. Trong quyết định ly hôn phần cấp dưỡng nuôi con có ghi là tạm hoãn việc cấp dưỡng nuôi con cho đến khi em có đơn yêu cầu ạ.
Trả lời:
Tại Điều 115 Luật hôn nhân và gia đình năm 2015 quy định về Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn: “Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.”
Tại Điều 116 Luật hôn nhân và gia đình năm 2015 quy định về Mức cấp dưỡng như sau:
“1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”
Theo thông tin bạn cung cấp thì theo Quyết định ly hôn Tòa án đã quyết định phần cấp dưỡng nuôi con là “tạm hoãn việc cấp dưỡng nuôi con cho đến khi bạn có yêu cầu” nên trong trường hợp này, nếu thu nhập, điều kiện kinh tế, khả năng thực tế của bạn không đủ để đảm bảo cuộc sống của con mình thì bạn có thể yêu cầu chồng bạn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Trường hợp chồng bạn không đồng ý việc cấp dưỡng cho con thì bạn sẽ yêu cầu Tòa án giải quyết.
Hồ sơ khởi kiện yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng cho con sau ly hôn như sau:
– Đơn khởi kiện (theo mẫu): Trong đơn bạn sẽ nêu rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại của bạn và chồng cũ của bạn; trình bày về hoàn cảnh khó khăn của bạn không đủ để nuôi con về yêu cầu Tòa án buộc chồng cũ của bạn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
– Bản án/Quyết định của Tòa án đã giải quyết cho vợ chồng bạn ly hôn (Bản sao công chứng);
– CMND/CCCD/Hộ chiếu và sổ hộ khẩu của bạn (Bản sao công chứng);
– Các tài liệu, chứng cứ chứng minh bạn không đủ khả năng để nuôi con.
Trình tự, thủ tục khởi kiện tại Tòa án:
Bước 1: Bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ khởi kiện về việc thay đổi mức cấp dưỡng cho con và nộp tại Toà án nhân dân cấp huyện nơi chồng cũ của bạn cư trú, làm việc.
Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 08 ngày làm việc Toà án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí. Khi đó, bạn sẽ tiến hành nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp biên lai cho Tòa án để thụ lý vụ án.
Bước 3: Tòa án triệu tập lấy lời khai và tiến hành các thủ tục theo quy định pháp luật. Thời gian giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương là từ 4-6 tháng kể từ ngày Tòa án thụ lý vụ án.
Tình huống: Em muốn li hôn thuận tình với chồng nhưng hai hộ khẩu thường trú hai nơi khác nhau. Em muốn nộp tại toà nơi em cư trú thì toà nói chồng phải là người viết và nộp đơn mới được. Như vậy đúng không ạ? Và làm thế nào em nộp được ở tại nơi em cư trú ạ? Vì nhà chồng rất xa ạ. Mong giúp đỡ ạ.
Trả lời:
Tại điểm h khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
“h) Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;”
Theo đó, Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc thuận tình ly hôn của vợ chồng bạn là Tòa án nơi một trong hai bên vợ chồng bạn cư trú, làm việc. Như vậy, việc Tòa án nơi bạn cư trú, làm việc cho rằng chồng bạn phải là người viết và nộp đơn thì Tòa án mới thụ lý là không chính xác. Trường hợp, Tòa án nơi bạn cư trú, làm việc cố tình gây khó dễ và không nhận đơn thì bạn có thể nộp đơn ly hôn qua đường bưu điện. Khi quá thời hạn xử lý đơn theo quy định pháp luật mà Tòa án nơi bạn cư trú, làm việc không thụ lý giải quyết thì bạn có quyền khiếu nại theo quy định pháp luật.
Tình huống: Em và chồng ly thân được 7 năm rồi ạ. Em có chuyển khẩu sang nhà chồng em và bây giờ nhà chồng em mới đưa giấy tờ cho em làm thủ tục ly hôn. Nhưng chồng em lại không ở địa phương và không có địa chỉ ở xác định. Và chồng em không muốn lên toà. Vậy em phải làm cách nào để được ly hôn ạ ?
Trả lời:
Theo Khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân & gia đình thì Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Hai vợ chồng bạn đã ly thân được 7 năm và không có dấu hiệu hàn gắn nên bạn hoàn toàn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương cho bạn và chồng của bạn.
Căn cứ vào điểm a Khoản 1 Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự, do bạn không biết chồng của bạn đang ở đâu và không có địa chỉ chính xác nên bạn có thể nộp đơn xin ly hôn đơn phương tại nơi chồng của bạn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi chồng có tài sản (kể cả là tài sản chung hay tài sản riêng của hai vợ chồng) để yêu cầu giải quyết.
Hồ sơ xin ly hôn đơn phương nộp tại Tòa án sẽ gồm có:
– Đơn ly hôn;
– Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
– Bản sao CMND/CCCD, sổ hộ khẩu của bạn và chồng bạn;
– Bản sao Giấy khai sinh của con;
– Các tài liệu, chứng cứ chứng minh về tài sản chung của 02 vợ chồng mà bạn muốn yêu cầu Tòa án giải quyết.
Tình huống: Ly hôn đơn phương thì án phí bao nhiêu ạ? bao lâu thì tòa sẽ gọi giải quyết?
Trả lời:
1. Về án phí ly hôn:
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đang muốn tiến hành ly hôn đơn phương nhưng không rõ là có tranh chấp về tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân hay không? Tùy thuộc vào từng trường hợp bạn sẽ phải nộp tạm ứng án phí và án phí khác nhau theo quy định tại Danh mục án phí, lệ phí Tòa án được ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016, cụ thể:
– Án phí tranh chấp về hôn nhân, gia đình không có giá ngạch (không có tranh chấp về tài sản): 300.000 đồng.
– Án phí tranh chấp về hôn nhân, gia đình có giá ngạch: tùy thuộc vào giá trị tài sản tranh chấp sẽ có mức án phí khác nhau:
Tranh chấp về HNGĐ có giá ngạch |
Án phí |
Từ 6.000.000 đồng trở xuống |
300.000 đồng |
Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng |
Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng |
Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng |
20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng |
Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng |
36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng |
Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng |
72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng |
Từ trên 4.000.000.000 đồng |
112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng. |
2. Về thủ tục giải quyết ly hôn:
Tại khoản 3 Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định:
“2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
a) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
b) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;
c) Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
d) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.”
Theo đó, khi bạn nộp đơn ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền thì trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn Tòa án sẽ phải ban hành một trong các văn bản/thông báo theo quy định tại khoản 3 Điều 191 Bộ luật dân sự. Sau khi thụ lý vụ án, thì Tòa án có thời hạn giải quyết tối đa là 04 tháng, nếu vụ án có tính chất phức tạp thì được gia hạn nhưng tối đa không quá 02 tháng. Sau khi thụ lý vụ án thì Tòa án sẽ triệu tập các bên để tiến hành lấy lời khai, tiến hành hòa giải và các thủ tục tố tục khác có liên quan để giải quyết vụ án theo quy định pháp luật.
Tình huống: Vợ chồng em có 2 căn nhà, 1 căn nhà đứng tên 1 mình em (chồng em trước đó đã làm thủ tục công chứng tặng cho em), 1 căn đang ở đứng tên cả 2 vợ chồng, 1 xe ô tô đứng tên em. Trường hợp em làm đơn ly hôn đơn phương và ghi không có tài sản chung (vì chồng em có người thứ 3, chồng không để tâm đến việc ly hôn, bảo em thích làm gì thì làm, kiểu không hợp tác) thì sau này nhà đứng tên chung của 2 vợ chồng và xe của em có bị tranh chấp không ? Và nếu bị tranh chấp thì xử lý như thế nào ạ? Xin các luật sư và anh chị có kinh nghiệm trả lời giúp ạ?
Trả lời:
Theo khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân & gia đình:
“Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.”
Theo đó, khi bạn tiến hành ly hôn đơn phương chỉ yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề ly hôn mà không giải quyết vấn đề về tài sản thì Tòa án vẫn thụ lý giải quyết yêu cầu ly hôn của bạn. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vụ án thì chồng bạn có thể có yêu cầu phản tố là đề nghị Tòa án chia tài sản chung của hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì Tòa án vẫn thụ lý giải quyết. Như vậy, việc bạn ghi “không có tài sản chung” trong đơn ly hôn không đồng nghĩa với việc không có tranh chấp về tài sản; trường hợp chồng bạn yêu cầu thì Tòa án vẫn sẽ giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản chung của vợ chồng theo quy định pháp luật.
Trường hợp khi ly hôn, vợ chồng bạn có xảy ra tranh chấp về tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân và yêu cầu Tòa án giải quyết thì về nguyên tắc khi giải quyết ly hôn, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố được quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia, trong đó có yếu tố “lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng”. Theo thông tin bạn mà cung cấp thì lỗi dẫn đến việc ly hôn này là do chồng bạn có người thứ ba nên khi giải quyết về tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng bạn thì Tòa án sẽ căn cứ vào yếu tố này để chia tài sản chung của vợ chồng bạn theo quy định pháp luật.
Tình huống: Chồng cũ em là quân nhân. Sau bao lâu không chu cấp cho con thì em được làm đơn kiện lên ạ. Vì từ lúc bầu tới khi con em hơn 1 tuổi không nuôi con. Giờ ly hôn anh chu cấp được 2 tháng lại mất tích ạ. Nên em muốn hỏi trong thời gian bao lâu anh không chu cấp thì mình làm đơn kiện được ạ.
Trả lời:
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn và chồng cũ đã tiến hành ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền và Tòa án quyết định giao quyền nuôi con cho bạn và chồng bạn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nhưng chồng bạn chỉ cấp dưỡng được 02 tháng rồi lại mất tích. Trong trường hợp này, bạn phải làm đơn yêu cầu thi hành án gửi đến Chi cục thi hành án dân sự nơi Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết vụ án để yêu cầu cho thi hành Bản án/Quyết định của Tòa án về việc giải quyết ly hôn của vợ chồng bạn.
Hồ sơ nộp để yêu cầu thi hành án gồm:
– 01 Đơn yêu cầu thi hành án (theo mẫu);
– CMND/CCCD của người yêu cầu thi hành án (Bản sao công chứng);
– Bản án/quyết định của Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm/phúc thẩm (Bản sao công chứng).
Khi đó, theo quy định tại Điều 36 và Điều 45 Luật thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 thì Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự sẽ ban hành Quyết định thi hành án theo yêu cầu và chồng cũ của bạn có thời hạn 10 ngày để tự nguyện chấp hành Bản án/Quyết định đó kể từ ngày nhận được Quyết định thi hành án theo yêu cầu. Nếu không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế theo quy định pháp luật.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý về thời hiệu yêu cầu thi hành án, theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 thì: “Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn”. Theo Bản án/Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì mỗi tháng chồng cũ của bạn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nên nếu chồng cũ của bạn không thực hiện nghĩa vụ bất kỳ tháng nào thì bạn có quyền yêu cầu đòi trong thời hạn 05 năm kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn. Hết thời hạn 05 năm kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn mà bạn không yêu cầu thì bạn sẽ mất quyền yêu cầu chồng bạn thực hiện nghĩa vụ của tháng đó.
Tình huống: Em đi làm xa nhà, một tuần về nhà 1 lần. Chồng em có bồ dắt về nhà ở, khi em về thì bồ đi khỏi, em không phát hiện. Giờ em biết thì chồng em yêu cầu ly hôn. Em không đồng ý, em đang giữ sổ hộ khẩu và giấy kết hôn và cả sổ đỏ nhà đất. Em nói chờ con đủ 18 tuổi khi đó vợ chồng cùng sang tên sổ đỏ cho con thì vợ chồng đồng thuận ly hôn. Còn chồng không chịu thì kiện ra toà em hầu. Sổ đỏ đất là của mẹ chồng cho riêng chồng, 2 vợ chồng có tự cất nhà trên đất đó, nhưng mấy năm nay chồng ăn chơi gây nợ không có khả năng chuộc về rồi năn nỉ em chuộc về và ra văn phòng công chứng lập một bản thoả thuận chuyển tài sản riêng (sổ đỏ) thành tài sản chung của 2 vợ chồng. Vậy nếu như chồng thưa kiện thì tài sản này chia làm 2 hay như thế nào ạ? Khi ra toà em cũng sẽ nói lý do ly hôn là vì chồng ngoại tình, em có hình ảnh, ghi âm về chuyện ngoại tình của chồng, nếu có thể em muốn chồng bồi thường những tổn thất tinh thần mà em đã chịu đựng. Con em 11 tuổi sẽ theo em. Hơn 10 năm em đã gồng gánh kinh tế thay chồng tất cả và còn trả nợ ăn chơi của chồng. Giờ chỉ có mỗi sổ đỏ nhà đất vài trăm triệu mà chồng muốn lấy hết để ra đi chứ không cho con thừa hưởng. Em muốn chờ con đủ 18 tuồi thì mới ly hôn. Nếu em không giao giấy tờ ra thì chồng có tự nộp đơn ly hôn được không ạ?
Trả lời:
1. Về vấn đề ly hôn:
Tại khoản 1 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn”. Theo đó, chồng bạn vẫn có quyền nộp đơn đến Toà án nhân dân cấp có thẩm quyền nơi bạn cư trú, làm việc để yêu cầu giải quyết ly hôn đơn phương theo quy định pháp luật.
Trường hợp bạn là người giữ hết các giấy tờ như: Sổ hộ khẩu; Giấy đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì chồng bạn vẫn có thể tiến hành trích lục các giấy tờ nêu trên tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật. Trường hợp các cơ quan không cung cấp được cho chồng bạn thì chồng bạn có quyền đề nghị Tòa án thu thập để giải quyết vụ án ly hôn theo quy định pháp luật. Như vậy, việc bạn không giao giấy tờ cho chồng bạn thì chồng bạn vẫn có quyền ly hôn đương phương tại Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
2. Về vấn đề chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân:
Tại khoản 1 và khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp quy định về Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:
“1. Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau:
a) Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn;
b) Trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hôn nhân và gia đình để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
…
4. Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:
a) “Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.
b) “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.
c) “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.
Ví dụ: Vợ chồng có tài sản chung là một chiếc ô tô người chồng đang chạy xe taxi trị giá 400 triệu đồng và một cửa hàng tạp hóa người vợ đang kinh doanh trị giá 200 triệu đồng. Khi giải quyết ly hôn và chia tài sản chung, Tòa án phải xem xét giao cửa hàng tạp hóa cho người vợ, giao xe ô tô cho người chồng để họ tiếp tục kinh doanh, tạo thu nhập. Người chồng nhận được phần giá trị tài sản lớn hơn phải thanh toán cho người vợ phần giá trị là 100 triệu đồng.
d) “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.
Ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.”
Theo đó, trường hợp 02 bạn không thỏa thuận về chế độ tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì về nguyên tắc khi giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án sẽ chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia. Theo thông tin bạn cung cấp thì lỗi dẫn đến việc ly hôn này là do chồng bạn ngoại tình, bạn có hình ảnh, ghi âm về chuyện ngoại tình đó; hơn nữa bạn là người có công sức đóng góp nhiều hơn chồng bạn trong việc tạo dựng nên khối tài sản chung của 02 vợ chồng nên khi tiến hành chia tài sản chung của 02 vợ chồng thì Tòa án sẽ căn cứ vào các yếu tố này để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng bạn được chia là bao nhiêu để có thể bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự theo quy định pháp luật.
3. Về vấn đề bồi thường thiệt hại:
Bạn muốn chồng bạn bồi thường những tổn thất tinh thần mà bạn phải chịu đựng trong thời gian chung sống là không có căn cứ. Bởi vì, khi kết hôn thì vợ, chồng đều bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung nên trong trường hợp này, để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì bạn chỉ có thể chứng minh bạn có công sức tạo dựng, đóng góp vào tài sản chung của hai vợ chồng là chủ yếu, còn chồng bạn không có bất kỳ công sức nào. Việc chứng minh này bạn có thể tiến hành xác minh thông qua bảng lương của vợ chồng bạn, những khoản vay nợ của chồng bạn, … Khi giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng bạn trong thời kỳ hôn nhân thì Tòa án sẽ xem xét và giải quyết một cách công bằng, khách quan nhất.
Tình huống: Vợ chồng em kết hôn từ năm 2019, có 1 đứa con 2 tuổi. Thời gian đầu thì mọi việc có vẻ êm ấm, nhưng 1 năm gần đây thì em thường xuyên bị chồng và gia đình chồng đánh đập. Tài sản chung của vợ chồng có 1 mảnh đất mua sau khi kết hôn và đứng tên 2 vợ chồng. Giờ em muốn ly hôn đơn phương và chia tài sản thì làm như thế nào ạ? Em làm kế toán nhà nước nên có mức thu nhập ổn định ạ và em muốn giành quyền nuôi con ạ.
Trả lời:
1. Về vấn đề ly hôn:
Tại khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên: “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”. Như vậy, nếu bạn có đầy đủ bằng chứng về việc bị chồng và gia đình chồng đánh đập thì có thể nộp đơn đến Toà án yêu cầu giải quyết ly hôn đơn phương theo quy định pháp luật.
2. Về vấn đề chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân:
Theo quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn, tài sản chung của hai vợ chồng bạn sẽ được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:
– Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
– Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Theo thông tin bạn cung cấp thì lỗi dẫn đến việc ly hôn này là do chồng bạn và gia đình chồng nên khi giải quyết về tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng bạn thì Tòa án sẽ căn cứ vào yếu tố này để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng bạn được chia theo quy định pháp luật.
3. Về vấn đề con chung:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
“Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Theo đó, do hiện giờ con bạn mới được 2 tuổi và bạn có công việc, thu nhập ổn định nên bạn có quyền được trực tiếp nuôi dưỡng con.
Tình huống: Em đang bầu 6 tháng và có 1 bé 2 tuổi giờ em muốn ly hôn do 2 vợ chồng có nhiều xích mích không hoà giải được. Hiện em đang ở nhà mẹ đẻ thì em có thể nộp đơn ly hôn tại ở huyện em không hay phải về quê chồng ạ? Thủ tục giấy tờ cần những gì ạ? Mọi giấy tờ chồng em đều giữ hết mồm thì nói đồng ý nhưng không đưa giấy tờ trả cho em để em đi làm thủ tục, gây khó dễ. Em muốn giành quyền nuôi con thì phải làm sao? Mong anh chị trong nhóm tư vấn giúp em với ạ.
Trả lời:
1. Về vấn đề ly hôn:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn”. Theo đó, bạn có quyền nộp đơn ly hôn đến Toà án nhân dân để yêu cầu giải quyết ly hôn đơn phương theo quy định pháp luật.
Tại điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định:
“1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;”
Theo quy định trên thì Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn của vợ chồng bạn là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn cư trú, làm việc. Vì vậy, trong trường hợp này bạn phải về quê chồng bạn để nộp đơn ly hôn để đề nghị Tòa án thụ lý và giải quyết vụ án theo quy định pháp luật.
Hồ sơ ly hôn bao gồm:
– Đơn ly hôn (theo mẫu);
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
– CMND/CCCD/Hộ chiếu của vợ, chồng (bản sao công chứng);
– Giấy khai sinh của các con (bản sao công chứng,chứng thực);
– Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (bản sao công chứng).
Trong trường hợp chồng bạn cố tình giấu hết giấy tờ thì bạn có thể tiến hành trích lục các giấy tờ gồm: Sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn, CMND/CCCD của chồng bạn, giấy khai sinh của các con và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Ủy ban nhân dân xã, Công an xã, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện theo quy định pháp luật. Trường hợp các cơ quan này gây khó dễ không cung cấp được thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án thu thập theo quy định tại khoản 2 Điều 106 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 để giải quyết vụ án.
2. Về vấn đề con chung:
Tại Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Theo đó, do bạn đang mang bầu 06 tháng và 01 bé 02 tuổi nên trong trường hợp này bạn có quyền được trực tiếp nuôi dưỡng cháu bé 02 tuổi.
Tình huống: Em muốn ly hôn đơn phương không tranh chấp tài sản, không con cái ra đi tay trắng, nhưng không có giấy tờ gì cả vì nhà chồng giữ hết, liệu có ly hôn được không ạ. Em có bằng chứng chồng hành hung và bạo hành em nhiều lần và chồng em từng nghiện thuốc cỏ.
Trả lời:
Khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên:
“Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.
Như vậy, nếu bạn có đầy đủ bằng chứng về việc bị chồng thường xuyên đánh đập, hành hung và nghiện thuốc thì có thể nộp đơn ly hôn đến Toà án yêu cầu giải quyết ly hôn đơn phương theo quy định pháp luật.
Trong trường hợp gia đình chồng bạn cố tình giấu hết các giấy tờ thì bạn có thể tiến hành trích lục các giấy tờ gồm: Sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn, CMND/CCCD của chồng bạn tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Ủy ban nhân dân xã, Công an xã theo quy định pháp luật. Trường hợp các cơ quan này gây khó dễ không cung cấp cho bạn thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án thu thập theo quy định tại khoản 2 Điều 106 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 để giải quyết vụ án:
“2. Trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập tài liệu, chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có thể đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp cho mình hoặc đề nghị Tòa án tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn.
Đương sự yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ phải làm đơn ghi rõ vấn đề cần chứng minh; tài liệu, chứng cứ cần thu thập; lý do mình không tự thu thập được; họ, tên, địa chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ cần thu thập.”
Tình huống: Em và chồng đã làm xong thủ tục ly hôn và tòa quyết định em được quyền trực tiếp nuôi con và chồng có quyền thăm nuôi. Tuy nhiên, vấn đề ở đây gia đình chồng trước khi ra tòa có qua quậy nhà em hung hăng côn đồ. Bên đó nhiều lần cố tình giữ bé không trả cho mẹ, nay ra tòa em trực tiếp nuôi con và không cần chu cấp. Nếu như em không cho chồng rước bé về nội thì em có sai không ạ. Còn nếu gia đình chồng rước bé mà cố ý không trả hoặc hẹn lần lựa thì em phải làm như thế nào ạ.
Trả lời:
Khoản 1 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:
“Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.”
Theo đó, chồng của bạn vẫn có quyền thăm nom, chăm sóc con dù Toà án đã quyết định bạn được quyền trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, nếu gia đình chồng bạn cố tình giữ con, không giao con cho bạn nuôi theo Bản án/Quyết định có hiệu lực của Tòa án thì bạn có thể làm đơn yêu cầu thi hành án gửi đến Chi cục thi hành án dân sự yêu cầu chồng bạn thi hành Bản án/Quyết định của Toà về việc giải quyết ly hôn của vợ chồng bạn.
Hồ sơ nộp để yêu cầu thi hành án gồm:
– 01 Đơn yêu cầu thi hành án (theo mẫu);
– CMND/CCCD của người yêu cầu thi hành án (Bản sao công chứng);
– Bản án/quyết định của Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm/phúc thẩm (Bản sao công chứng).
Khi đó, theo quy định tại Điều 36 và Điều 45 Luật thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 thì Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự sẽ ban hành Quyết định thi hành án theo yêu cầu và chồng cũ của bạn có thời hạn 10 ngày để tự nguyện chấp hành Bản án/Quyết định đó kể từ ngày nhận được Quyết định thi hành án theo yêu cầu. Nếu không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế theo quy định pháp luật.
Tình huống: Chị dâu em bỏ đi đến nay đã 4 năm, không liên lạc với anh trai em. Vậy mà ngày 8 tháng 2 vừa rồi bà về kiện anh lên toà án với nội dung là ly hôn tranh chấp nuôi con chung và bắt anh phải trợ cấp tiền nuôi dưỡng trong khi anh không có công việc ổn định và anh không làm việc gì sai trái trong hôn nhân không bạo lực. Vậy anh trai em phải giải quyết như thế nào ạ?
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn”. Đồng thời, tại khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên:
“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”
Như vậy, hai vợ chồng anh chị bạn với hôn nhân hợp pháp thì chị dâu bạn vẫn có thể gửi đơn đến Toà án nhân dân cấp huyện nơi anh bạn cư trú, làm việc để yêu cầu giải quyết ly hôn đơn phương với lý do là anh bạn vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Khoản 1 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:
“Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan”.
Theo đó, anh của bạn vẫn có quyền và nghĩa vụ thăm nom, chăm sóc con sau ly hôn. Mức trợ cấp mà anh bạn có nghĩa vụ sẽ được Toà án quyết định dựa trên hoàn cảnh và điều kiện của anh bạn.
»Đang cập nhật…..
Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....
Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!