Đánh thuế thu nhập cá nhân đối với việc kinh doanh tiền kỹ thuật số

Câu hỏi: Xin chào Luật sư, Công ty Luật TGS! Mình cần tư vấn về vấn đề sau: Tình hình là mình kinh doanh online, và tất nhiên là có cả trade BIT. Hôm nay bên Thuế Quận mời mình lên giải trình về các khoản tiền nộp vào tài khoản. Họ có trong tay đầy đủ sao kê giao dịch VCB của mình, tài khoản này mình không đăng ký kinh doanh, chỉ là tài khoản cá nhân (3 năm trở lại đây).

Các khoản tiền từ kinh doanh online của mình trên đây thì rất ít, chỉ có giao dịch từ trade là chủ yếu. Mình bán BIT trên remitano, tiền VNĐ vào tài khoản VNĐ trên Remi, rồi từ đó chuyển về tài khoản VCB của mình. Điều đáng nói là các bank khác như Sacombank, Tpbank, v..v.. của mình không bị trích lục, riêng chỉ mỗi VCB.

Mình đang giải trình họ rằng: bạn bè, người thân nhờ mình nhận tiền giúp từ người khác và mình chỉ biết bạn mình và không rõ người gửi là ai. Họ không đồng ý và yêu cầu mình lên làm việc lại, bảo phải nói rõ họ tên, địa chỉ người gửi tiền vào, nếu không sẽ đánh thuế trên doanh thu kinh doanh. Xin Hỏi:

1/ Bên Thuế có quyền xuất sao kê của mình tại ngân hàng không ?

2/ Bên Thuế có quyền yêu cầu mình giải trình chính xác người gửi như vậy không ?

3/ (QUAN TRỌNG) mình nên giải trình những khoản đó như thế nào để không bị đánh thuế kinh doanh , hoặc thuế thu nhập cá nhân ?

tien-ky-thuat-so

Trả lời:

1. Bên Thuế có quyền xuất sao kê của mình tại ngân hàng và yêu cầu giải trình chính xác người gửi không ?

Theo như Khoản 3 Điều 14 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, về bảo mật thông tin:

“3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi, các giao dịch của khách hàng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.”

Và theo Khoản 11 Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế, trực thuộc Bộ Tài chính:

“Yêu cầu người nộp thuế cung cấp sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và hồ sơ tài liệu khác có liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế; yêu cầu tổ chức tín dụng, các tổ chức và cá nhân khác có liên quan cung cấp tài liệu và phối hợp với cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế.”

→ Do vậy, trong trường hợp này, cơ quan Thuế có quyền yêu cầu Ngân hàng cung cấp thông tin các giao dịch của khách hàng và yêu cầu người nộp thuế phải cung cấp các thông tin liên quan đến việc kê khai thuế.

2. Giải trình những khoản đó như thế nào để không bị đánh thuế kinh doanh , hoặc thuế thu nhập cá nhân

Trong pháp luật về thuế có quy định những đối tượng không phải chịu thuế, chỉ có thể kê khai vào cá trường hợp này thì mới được miễn thuế. Cụ thể như sau:

Theo Điều 4 của Luật Thuế TNCN, Có 16 trường hợp được miễn thuế bao gồm:

– Miễn thuế TNCN trong trường hợp thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.

Ví dụ: Ông A là cha đẻ của anh B, ông A chuyển nhượng BĐS cho anh B là em ruột. Trong trường hợp này ông A không bị đánh thuế TNCN từ hoạt động chuyển nhượng BĐS trên.

– Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.

Ví dụ: Ông A chỉ có duy nhất 1 nhà ở, ông đã làm xác nhận với chính quyền địa phương về việc chỉ có duy nhất căn nhà trên. Nay ông A muốn di chuyển chỗ ở nên bán lại, ông A sẽ được miễn thuế TNCN cho trường hợp bán nhà của mình.

– Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất.

Ví dụ: Ông A công tác trong ngành công an lâu năm, ông được Nhà nước phân cho 1 căn hộ tại HN để sinh sống, ông A được trao quyền sử dụng đất của căn hộ. Trong trường hợp này, ông A sẽ được miễn thuế TNCN cho việc được nhận giá trị quyền sử dụng đất đó.

– Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.

Ví dụ: Người con được nhận thừa kế căn nhà của ông A thì người con không phải đóng thuế TNCN.

– Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường.

Ví dụ: Nông dân A trồng khoai tây xuất cho nhà máy. Nông dân này sẽ không phải đóng thuế TNCN cho khoản thu nhập bán khoai tây của mình.

– Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất.

Ví dụ: Ông A có suất đất nông nghiệp, đợt vừa rồi được nhà nước giao để sản xuất, ông A sẽ không phải đóng thuế TNCN cho trường hợp này.

– Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

+ Lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng được miễn thuế theo quy định tại điểm này là khoản thu nhập cá nhân nhận được từ lãi gửi Đồng Việt Nam, vàng, ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng dưới các hình thức gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi theo thỏa thuận.

+ Căn cứ để xác định thu nhập miễn thuế đối với thu nhập từ lãi tiền gửi là sổ tiết kiệm (hoặc thẻ tiết kiệm), chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các giấy tờ khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi theo thỏa thuận.

  • Lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là khoản lãi mà cá nhân nhận được theo hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ của các doanh nghiệp bảo hiểm.

+ Căn cứ để xác định thu nhập miễn thuế đối với thu nhập từ lãi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là chứng từ trả tiền lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

  • Lãi trái phiếu Chính phủ là khoản lãi mà cá nhân nhận được từ việc mua trái phiếu Chính phủ do Bộ Tài chính phát hành. 

+ Căn cứ để xác định thu nhập miễn thuế đối với thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ là mệnh giá, lãi suất và kỳ hạn trên trái phiếu Chính Phủ.

– Thu nhập từ kiều hối:

+ Là khoản thu nhập của cá nhân nhận được từ nước ngoài do thân nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người Việt Nam đi lao động, công tác, học tập tại nước ngoài gửi tiền về cho thân nhân ở trong nước. Căn cứ xác định thu nhập từ kiều hối được miễn thuế là các giấy tờ chứng minh nguồn tiền nhận từ nước ngoài và chứng từ chi tiền của tổ chức trả hộ (nếu có).

Ví dụ: Ông A có con trai đi làm việc tại Mỹ, con trai ông A gửi tiền về cho ông A. Ông A sẽ không phải đóng thuế TNCN trong trường hợp này.

– Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 60.000 đồng/giờ. Trường hợp ông A làm thêm giờ vào ngày thường, ông A nhận được mức thu nhập bằng 150% thu nhập bình thường, tức 90.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế của ông A là:  90.000 đồng/giờ – 60.000 đồng/giờ = 30.000 đồng/giờ

Trường hợp ông A làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân ông A được trả 120.000 đồng/giờ (bằng 200% mức thu nhập thông thường) thì thu nhập được miễn thuế TNCN của ông A là: 120.000 đồng/giờ – 60.000 đồng/giờ = 60.000 đồng/giờ 

Chứng từ miễn thuế TNCN trong trường hợp này là bảng kê phản ánh rõ thời gian làm đêm, làm thêm giờ, khoản tiền lương trả thêm do làm đêm, làm thêm giờ đã trả cho người lao động. Bảng kê này được lưu tại đơn vị trả thu nhập và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế.

– Tiền lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả

– Thu nhập từ học bổng, bao gồm:

+ Học bổng nhận được từ ngân sách Nhà nước bao gồm: học bổng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường công lập hoặc các loại học bổng khác có nguồn từ ngân sách Nhà nước.

+ Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước (bao gồm cả khoản tiền sinh hoạt phí) theo chương trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó.

Tổ chức trả học bổng cho cá nhân nêu tại điểm này phải lưu giữ các quyết định cấp học bổng và các chứng từ trả học bổng. Trường hợp cá nhân nhận học bổng trực tiếp từ các tổ chức nước ngoài thì cá nhân nhận thu nhập phải lưu giữ tài liệu, chứng từ chứng minh thu nhập nhận được là học bổng do các tổ chức ngoài nước cấp.

Ví dụ: Bà C là giảng viên Đại học, nhận học bổng du học Tiến sỹ theo đề án 911 của Bộ GD&ĐT. Bà C sẽ không phải đóng thuế TNCN trong trường hợp này.

– Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật.

+ Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe là khoản tiền mà cá nhân nhận được do tổ chức bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe trả cho người được bảo hiểm theo thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm đã ký kết. Căn cứ xác định khoản bồi thường này là văn bản hoặc quyết định bồi thường của tổ chức bảo hiểm hoặc toà án và chứng từ trả tiền bồi thường.

Ví dụ: Ông A tham gia bảo hiểm nhân thọ, ông A bị ốm và được chi trả mức bảo hiểm của hợp đồng nhân thọ là 20 triệu đồng. Ông A sẽ không phải đóng thuế TNCN trong trường hợp này.

Thu nhập từ tiền bồi thường tai nạn lao động là khoản tiền người lao động nhận được từ người sử dụng lao động hoặc quỹ bảo hiểm xã hội do bị tai nạn trong quá trình tham gia lao động. Căn cứ xác định khoản bồi thường này là văn bản hoặc quyết định bồi thường của người sử dụng lao động hoặc toà án và chứng từ chi bồi thường tai nạn lao động.

Ví dụ: Ông B tham gia công tác tại công ty, được công ty đóng BH tai nạn. Trong quá trình làm việc, ông B không may bị tai nạn. Ông B được hưởng mức bảo hiểm 100 triệu. Ông B sẽ được miễn thuế TNCN trong trường hợp này.

Thu nhập từ bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là tiền bồi thường, hỗ trợ do Nhà nước thu hồi đất, kể cả các khoản thu nhập do các tổ chức kinh tế bồi thường, hỗ trợ khi thực hiện thu hồi đất theo quy định.

Căn cứ để xác định thu nhập từ bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc thu hồi đất, bồi thường tái định cư và chứng từ chi tiền bồi thường.

Ví dụ: Ông A có 1 mảnh đất nông nghiệp và bị thu hồi để xây dựng nhà máy, ông A được nhận tiền đền bù. Khoản thu nhập bồi thường của ông A sẽ được miễn thuế TNCN.

Thu nhập từ bồi thường Nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật về bồi thường Nhà nước là khoản tiền cá nhân được bồi thường do các quyết định xử phạt vi phạm hành chính không đúng của người có thẩm quyền, của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền gây thiệt hại đến quyền lợi của cá nhân; thu nhập từ bồi thường cho người bị oan do cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự quyết định. Căn cứ xác định khoản bồi thường này là quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc cơ quan hoặc cá nhân có quyết định sai phải bồi thường và chứng từ chi bồi thường.

Ví dụ: Ông Huỳnh Văn Nén bị xử oan sai. Ông nhận được tiền đền bù 10 tỷ. Khoản thu nhập này ông Nén không phải đóng thuế TNCN.

– Thu nhập nhận được từ quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích lợi nhuận.

Ví dụ: Bà C nhận được khoản tiền từ thiện của Báo Dân trí 100 triệu đồng. Bà C sẽ không phải nộp thuế TNCN trong trường hợp này.

– Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho các hãng tàu nước ngoài hoặc các hang tàu Việt Nam vận tải quốc tế.

Ví dụ: Ông C là thuyền viên, đang làm việc cho hãng tàu nước ngoài.  Khoản thu nhập của ông C được chi trả từ hang tàu này sẽ không phải đóng thuế TNCN.

– Thu nhập của cá nhân là chủ tàu, cá nhân có quyền sử dụng tàu và cá nhân làm việc trên tàu từ hoạt động cung cấp hang hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản xa bờ.

Ví dụ: Ông A là chủ tàu, có hoạt động đánh bắt thủy sản xa bờ. Thu nhập hàng tháng của ông A từ hoạt động này sẽ không phải đóng thuế TNCN.

3. Việc kinh doanh tiền kỹ thuật số có bị đánh thuế hay không ?

Căn cứ pháp lý áp dụng trong quản lý thu thuế đối với hoat động mua, bán tiền kỹ thuật số như sau:

Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 có quy định như sau:

“Điều 3. Đối tượng chịu thuế: Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này.

Điều 4. Người nộp thuế: Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa. dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).

Điều 5. Đối tượng không chịu thuế…. ”

Luật Thuế TNCN số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007 có quy định như sau:

“…Điều 2. Đối tượng nộp thuế: Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy đinh tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam…

Điều 3. Thu nhập chịu thuế: Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây, trừ thu nhập được miễn thuế quy định tại Điều 4 của Luật này: 1. Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm:

a) Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá. dịch vụ; ”,

– Luật Thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày 03/06/2008 có quy định như sau:

“…Điều 2. Người nộp thuế: 1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm: a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam…”

– Điều 3 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005 có quy định như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ…2. Hàng hóa bao gồm: a:) Tất cả các loại động sản. kể cả động sản hình thành trong tương lai… ”

– Bộ Luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 có quy định như sau:

“… Điều 163. Tài sản: Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản…

Điều 174. Bất động sản và động sản

1. Bất động sản là các tài sản bao gồm:

a) Đất đai;

b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đẩt đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó;

c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai;

d) Các tài sản khác do pháp luật quy định.

2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản

Điều 181 quy định về quyền tài sản: Quyền tài sản là quyền tri giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dich dân sư. kể cả quyền sở hữu trí tuệ ”.

Đối chiếu với các quy định về Pháp luật thuế, Pháp luật khác có liên quan và thực tế mua, bán tiền kỹ thuật số theo Công văn số 125/CT-TTr ngày 20/01/2015:

– Hành vi mua, bán tiền kỹ thuật số không phải là hành vi bị cấm;

– Người sở hữu tiền kỹ thuật số có quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự nên thuộc “quyền tài sản” theo Điều 181 Bộ Luật dân sự số 33/2005/QH 11. Do vậy, tiền kỹ thuật số là “tài sản” theo Điều 163 Bộ Luật dân sự số 33/2005/QH11, là tài sản “động sản” theo Điều 174 Bộ Luật dân sự số 33/2005/QH11 và là “hàng hoá” động sản theo Điều 3 Luật Thương mại số 36/2005/QH11;

–  Hoạt động mua, bán tiền kỹ thuật số là hoạt động mua, bán hàng hóa và được xếp vào loại hình hoạt động kinh doanh thương mại.

– Tiền kỹ thuật số thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo quy định tại Điều 3 (không thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại Điều 5) Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12;

– Cá nhân kinh doanh tiền kỹ thuật số thuộc đối tượng nộp thuế TNCN theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế TNCN số 04/2007/QH12;

– Doanh nghiệp kinh doanh tiền kỹ thuật số thuộc đối tượng phải nộp thuế TNDN theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế TNDN số 14/2008/QH12.

Xét về mặt thuật ngữ “hàng hoá”  hay “tài sản” các văn bản quy phạm pháp luật cũng chưa có sự đồng nhất. Theo Điều 163 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định, “tài sản” bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Luật Kế toán năm 2015 xác định “tài sản” bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính, tài sản cố định (vô hình và hữu hình)…

Theo các luật thuế thì “hàng hóa” được hiểu là bao gồm tất cả các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành nêu trên. Tuy có sự khác nhau, nhưng tại các quy định hiện hành, đều công nhận“hàng hóa” hay “tài sản” đều tồn tại dưới 2 dạng chính là vật chất (hữu hình), và một loại không tồn tại dưới dạng vật chất, sự dịch chuyển không nhìn thấy được (vô hình).

Xét về đặc điểm, tiền ảo không phải là đơn vị tiền tệ được phát hành và đảm bảo bởi bất kỳ quốc gia nào mà do một tổ chức hay một nhóm cá nhân khởi tạo thông qua việc giải các thuật toán (như bitcoin) trên internet. Việc mua bán trong cộng đồng người sử dụng tiền ảo trên cơ sở quy đổi mua bằng tiền thật của đồng tiền quốc gia, hoặc lấy đồng tiền USD làm tỷ giá quy đổi chéo chỉ tồn tại trên một trang mạng nhất định và được chấp nhận làm phương tiện thanh toán các sản phẩm ảo, sản phẩm số và hàng hoá hữu hình khác,…

Theo đặc điểm đó, thì tiền ảo đã thoả mãn là loại hàng hoá hay tài sản vô hình theo các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Đồng thời vi mua đi bán lại tiền Bitcoin (hàng hóa vô hình) là để sinh lời, nên thực chất đã phát sinh hoạt động kinh doanh và thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và thuế TNCN. Trường hợp này cũng giống như việc người sử dụng đất chưa có quyền sử dụng đất chính thức theo quy định của pháp luật, nhưng họ vẫn phải nộp thuế sử dụng đất và không đồng nghĩa với việc Nhà nước hợp thức hóa quyền sử dụng.

Hiện tại, đa số các nước trên thế giới chưa có quy định chính thức tiền ảo là một loại tiền tệ, nên việc mua bàn hàng hóa, dịch vụ ảo, kể cả việc mua bán ngay chính tiền ảo vẫn diễn ra trong thực tế mà không bị ngăn cấm và cơ quan thuế vẫn thực hiện thu thuế bình thường.

Điển hình tại Đức, cơ quan thuế thu thuế đối với hoạt động kinh doanh Bitcoin theo quy định của pháp luật mà không chờ đến khi có quy định xếp loại ngành nghề kinh doanh chính thức của pháp luật chuyên ngành. Các vấn đề liên quan đến nền kinh tế số và việc thu thuế đối với các hoạt động này là một trong các nội dung lớn mà Tổ chức hợp tác và phát triển (OECD) và nhóm nước G20 đặt trọng tâm để bàn thảo và thống nhất để phân chia và bảo vệ chủ quyền đánh thuế của mỗi quốc gia.

Do đó, các nhà lập pháp, hành pháp, tư pháp trong nước nên nghiên cứu để có những quyết sách phù hợp, nhằm bảo vệ chủ quyền thu thuế của Việt Nam, không làm xói mòn cơ sở thuế, gây thất thu NSNN.

Mọi vấn đề thắc mắc liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 1900.8698 để được Luật sư hỗ trợ

call-to-like

Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…

thu

 

Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp

Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.

oanh

 

Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....

huongtran

 

Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!