Tổng hợp 20 tình huống pháp luật hình sự trong thực tế
Câu 1: Xin chào luật sư, ngày 05/02/2021 em có ra cây ATM để rút tiền lương, thì có một người phụ nữ lạ mặt nhờ em ra rút hộ số tiền là: 2.500.000 vnđ với lý do không biết sử dụng thẻ ATM. Khoảng một tháng sau, có người báo mất thẻ ATM đó, ngân hàng có theo dõi lại camera và thấy em là người rút tiền, hiện họ chủ thẻ đang làm tố giác em về tội trộm cắp tài sản. Luật sư cho em hỏi, em có bị phạt tù không và bị phạt bao nhiêu năm?
Trả lời
Hành vi trộm cắp tài sản là hành vi lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản một cách trái pháp luật của người khác, lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác của chủ sở hữu, người quản lý tài sản, hoặc lợi dụng hoàn cảnh mà người quản lý tài sản không biết. Tội phạm này được thực hiện với lỗi cố ý và nhận thức rõ hành vi của mình, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra nhằm mục đích chiếm đoạt được tài sản.
Theo nội dung trình bày nêu trên thì bạn chỉ giữ vay trò là người giúp sức cho việc thực hiện hành vi phạm tội của người phụ nữ để chiếm đoạt số tiền 2.500.000 đồng. Tuy nhiên, thực tế bạn không biết trước hành vi đó và cũng không được bàn bạc, thống nhất với hành vi phạm tội của người phụ nữ đã nhờ bạn rút tiền hộ. Do đó, trường hợp này, hành vi của bạn có thể sẽ không cấu thành tội phạm với hành vi không phải là hành vi cố ý nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của chủ thể. Do vậy, có thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng bạn phải phối hợp với Cơ quan điều tra để xác minh và làm rõ hành vi của bạn. Bởi vì, ngoài việc check Camera của Ngân hàng còn có thể thu thập thêm các thông tin khác hoặc người làm chứng khác để làm sáng tỏ sự việc.
Nếu bạn biết rõ việc rút tiền hộ là do người phụ nữ kia trọm cắp thể ATM nhưng bạn vẫn cố ý giúp người phụ nữ kia dịch chuyển trái pháp luật tài sản của chủ thể thành tài sản của người phụ nữ (có hành vi chiếm đoạt) một cách lén lút (do có hành vi cố ý giấu giếm, vụng trộm không để lộ ra nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác) với chủ tài sản hoặc người quản lý hợp pháp của số tiền đó thì bạn có thể bị xử lý truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với mức xử phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với hành vi chiếm đoạt số tiền 2.500.000 đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015.
Câu 2: Chào Luật sư, Chị gái tôi hiện đang nuôi con dưới 02 tháng tuổi và đã nộp 02 đơn xin hoãn chấp hành án đối với 2 bản án hình sự và đã được tòa án ra 2 quyết định hoãn thi hành án đối với 02 bản án trên, ngày 31 tháng 05 năm 2021 là hết thời hạn hoãn đối với đơn xin hoãn đầu tiên và đến ngày 15 tháng 08 năm 2021 hết thời hạn hoãn đối với bản án thứ 2 trong khi chị gái tôi, vậy khi hết hạn quyết định hoãn thứ nhất chị gái tôi có phải nộp đơn xin hoãn lần thứ hai không?
Trả lời:
Tại khoản 1 Điều 67 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp: “a) Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục; b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi; c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; d) Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm”.
Như vậy, trường hợp của chị gái bạn đang nuôi con dưới 02 tháng tuổi, nếu hết ngày 15 tháng 08 năm 2021 mà con của chị gái bạn vẫn chưa đủ 36 tháng tuổi và vẫn thuộc trường hợp quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 67 Bộ luật hình sự: “Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi” thì chị gái bạn cần phải tiếp tục làm đơn đề nghị hoãn cho đến khi con của chị gái bạn đủ 36 tháng tuổi theo quy đình nêu trên.
Nếu trong trường hợp sau khi bé đủ 36 tháng tuổi mà chị của bạn mang bầu hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì có thể làm đơn xin tiếp tục hoãn thi hành án. Tuy nhiên, trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu chị gái bạn lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc chị gái bạn phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật hình sự.
Câu 3: Chào luật sư. Mình cần tư vấn. Mình có ông anh họ là người nghiện ma túy, hôm vừa rồi có đi ra khu vực đầu ngõ hẹn mua ma túy của người khác nhưng chưa kịp mua thì người bán bị công an bắt và sau đó có khai rõ anh mình. Cho mình hỏi anh mình có phạm tội hay không? Cảm ơn luật sư.
Trả lời
Hành vi mua bán trái phép chất ma tuý được hiểu là hành vi trao đổi trái phép chất ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào. Hành vi mua bán chất ma tuý bị coi là trái phép khi được thực hiện không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền nhằm mục đích kiếm lợi bất chính dựa trên hoạt động mua bán ma túy do người phạm tội trực tiếp thực hiện và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
Đối với hành vi của anh bạn thì còn phụ thuộc vào quá trình điều tra, xác minh của Cơ quan điều tra mới có thể đánh giá được anh trai bạn có phạm tội hay không. Bởi vì, hành vi mua ma tuý để sử dụng (do người mua nghiện ma tuý) của anh bạn không phải là hành vi cấu thành tội phạm mua bán trái phép chất ma tuý. Do đó, trường hợp anh bạn là người bán ma túy cho ông anh họ thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chấp ma túy theo quy định tại Điều 251 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 hoặc anh trai bạn và ông anh họ có hành vi tổ chức sử dụng ma túy thì có thể bị xử lý hình sự truy cứu trách nhiệm về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 255 Bộ luật hình sự.
Còn đối với trường hợp anh bạn không có hành vi mua bán hay tổ chức sử dụng ma túy thì sẽ không bị khởi tố và không phạm tội. Trừ trường hợp anh bạn thực hiện hành vi nguy hiểm khác cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm.
Câu 4: Tôi là một giáo viên. Tôi có người em họ làm ở một Sở Giáo dục đào tạo tỉnh Quảng Ninh. Một lần, người em họ liên lạc với tôi nói lo được xin việc trong ngành giáo dục với số tiền 40 triệu đồng/người. Nghe vậy, tôi đã gửi xin giùm người em và giới thiệu cho người thân của Bạn tôi cùng xin (tôi không lấy thêm tiền trong số đó). Chúng tôi đã chuyển bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản của em họ tôi. Tuy nhiên, một năm đã qua mà không có kết quả, nhiều lần yêu cầu em họ tôi trả lại số tiền này mà không được. Do đó tôi đã đứng ra làm đơn tố cáo. Vậy, khi tôi đứng ra làm đơn tố cáo thì bản thân tôi bị xử lý như thế nào? Có bị thôi việc giáo viên hay không? Người em họ của tôi khi bị kiện sẽ bị xử lý như thế nào?
Trả lời
Pháp luật hình sự Việt Nam quy định người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Hành vi của bạn là hành vi dùng tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất trực tiếp hoặc qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn, hoặc người khác hoặc tổ chức khác để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ được quy định tại điểm a khoản 1 điều 364 Bộ luật hình sự năm 2015 với mức xử phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với hành vi yêu cầu bạn đưa số tiền 40.000.000 đồng để lo được xin việc trong ngành giáo dục.
Như vậy, khi bạn đứng ra làm đơn tố cáo em họ của bạn thì bạn cũng có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự về tội đưa hối lộ được quy định tại điểm a khoản 1 điều 364 Bộ luật hình sự năm 2015 và cô em họ sẽ phải chịu trách nhiệm về tội nhận hối lội theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 354 Bộ luật hình sự năm 2015 với phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Câu 5: Chào các luật sư, bạn gái mình bị một người trên mạng lấy ảnh nhạy cảm đăng lên facebook bôi nhọ danh dự và nhân phẩm thì người đăng ảnh nhạy cảm đó có bị gọi là phạm luật không? Bạn gái mình đang bị tâm lý lắm. Cảm ơn!
Trả lời
Tại khoản 1 Điều 32 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh: “Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”. Theo đó, bạn gái bạn có quyền đối với hình ảnh của mình, việc người trên mạng lấy ảnh nhạy cảm đăng lên facebook bôi nhọ danh dự và nhân phẩm là trái với quy định của pháp luật vì chưa sự đồng ý của bạn gái bạn.
Việc sử dụng hình ảnh chỉ không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của trong trường hợp sử dụng hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng và hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh được quy định tại khoản 2 Điều 32 Bộ luật dân sự 2015.
Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật được quy định tại khoản 2 Điều 32 Bộ luật dân sự 2015.
Do đó, đối với hành vi nêu trên thì tùy theo tính chất mức độ thực hiện hành vi mà người đưa thông tin lên mạng xã hội facebook có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP đối với hành vi “Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc” hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụyvới mức xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 15 năm theo quy định tại Điều 326 Bộ luật Hình sự 2015 hoặc bị xử lý về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự 2015, với mức xử phạt cảnh cáo, phạt tiền 10.000.000 đồng – 30.000.000 đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 3 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Câu 6: Xin chào luật sư! Tôi có một thắc mắc kính mong luật sư tư vấn giúp. Một người thường xuyên uống rượu và hay gây gỗ đánh người, thậm chí còn đánh cả bố vợ, nhiều lần bị pháp luật chấn chỉnh, và đã đưa ra trước dân để nhắc nhở. Trong một lần nhậu say đã chửi bới gia đình và họ hàng tôi nên bố tôi có nhắc nhở và bị người này đánh trước 2 cái, do bức xúc vì thấy bố bị đánh nên em trai tôi có nổi nóng và đánh lại gây thương tích cho người này ở gò má phải khâu 5 mũi, bầm 01 con mắt nhưng không nguy hiểm cho mắt và bản thân người này tự té vào cửa nên gây vết thương ngoài da ở phía sau gáy. Sau khi được gia đình đưa đi điều trị tại bệnh viện, gia đình khai báo với bác sĩ là bị tai nạn giao thông nên trong hồ sơ bệnh án là do tai nạn giao thông gây ra không phải do gây gỗ gây mất trật tự hay đánh lộn. Và bác sĩ chẩn đoán bị chấn thương sọ não nhưng sau 1 tuần điều trị thì cho xuất viện và không bị sao. Sau đó công an có mời em trai tôi lên làm việc, em trai tôi thành thật khai báo và có nhận lỗi là có đánh người, và hứa sẽ chịu lo chi phí điều trị cho người này. Vậy khi người này kiện em trai tôi vì tội đánh người gây thương tích và đòi bồi thường nhưng hồ sơ bệnh án ghi do bị tai nạn xe thì sẽ xử lý ra sao? Nếu bị xử lý thì em trai tôi phải chịu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Trả lời
Cố ý gây thương tích là hành vi cố ý xâm phạm thân thể, gây tổn hại cho sức khỏe người khác dưới dạng thương tích cụ thể. Hành vi cố ý gây thương tích là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của người khác. Lỗi cố ý trong hành vi này có thể là cố ý trực tiếp (người thực hiện mong muốn hậu quả là gây thương tích cho người khác) hoặc cố ý gián tiếp (người thực hiện không mong muốn nhưng chấp nhận hậu quả sẽ gây thương tích cho người khác).
Trong tình huống này, mặc dù bố bạn bị người kia đánh trước 2 cái. Tuy nhiên, do bức xúc vì thấy bố bị đánh nên em trai bạn có nổi nóng và đánh lại gây thương tích cho người này. Do đó, hành vi của em trai bạn đã cấu thành hành tội cố ý gây thương tích cho người khác được quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự. Việc hồ sơ hồ sơ bệnh án ghi là do gia đình khai báo với bác sĩ là bị tai nạn giao thông nên trong hồ sơ bệnh án là do tai nạn giao thông gây ra không phải do gây gỗ gây mất trật tự hay đánh lộn không phải dấu hiệu của hành vi phạm tội. Bởi vì thực tế, Sau đó công an có mời em trai tôi lên làm việc, em trai tôi thành thật khai báo và có nhận lỗi là có đánh người này.
Theo đó, trong trường hợp hành vi của em trai bạn thực hiện cố ý gây thương tích dưới mức chịu trách nhiệm hình sự như trên (tỉ lệ thương tích dưới 11% và không thuộc một trong các trường hợp đặc biệt) thì có thể bị phạt hành chính từ 02 – 03 triệu đồng theo điểm e khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm, tù chung thân, tùy theo tính chất mức độ thực hiện hành vi phạm tội.
Câu 7: Thưa luật sư, Vì mâu thuẫn nhỏ trên game 1 bạn trong game đòi hẹn cháu ra gặp nhưng bạn ấy lại thuê người đánh hội đồng cháu, vì có bạn nói trước nên cháu đã không đến, khi về cháu nhận được lời thách thức và đe dọa của người tự xưng là anh trai của bạn ấy và hẹn cháu ra gặp, cháu biết ra sẽ bị đánh hội đồng nên đã không đồng ý. Nay người xưng là anh trai đăng hình và trang cá nhân của cháu lên facebook để tìm cháu và đe dọa “xin huyết” của cháu, vậy cho cháu hỏi có luật nào bảo vệ cháu ngay bây giờ không? Cháu nên làm gì để bảo vệ bản thân mình ngay từ lúc này? Là sinh viên sống xa nhà và ở trọ nên hiện cháu rất lo lắng về việc ổn định sinh hoạt, học tập. Cảm ơn!
Trả lời:
Tại điểm b Khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP quy định cấm lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Việc người này có hành vi tìm kiếm, đăng hình và trang cá nhân của bạn lên facebook đưa ra lời lẽ đe dọa bạo lực bạn thì bạn có thể làm đơn trình báo hoặc đề nghị Cơ quan công an nơi bạn cư trú hoặc nơi người đăng tin cứ trú để xem xét, xử phạt hành chính theo quy định tại Điểm g khoản 3 Điều 102 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ với tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
Đối với hành vi đe dọa “xin huyết” của bạn thì bạn có thể làm liên hệ Văn phòng thừa lại để lập Vi bằng ghi nhận lại sự việc để làm căn cứ trình báo Cơ quan công an xem xét, xử lý về hành vi đe dọa giết người nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện (ví dụ: thời gian, hoàn cảnh, địa điểm cụ thể, nguyên nhân xảy ra khi có hành vi đe doạ giết người. Sự tương quan về sức lực, lực lượng giữa người đe doạ và người bị đe doạ. Sự thay đổi tâm sinh lý và hoạt động của người bị đe doạ như: lo sợ, kém ăn, kém ngủ, không dám đi làm, đi đêm, không dám đi học… ) theo quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự năm 2015, với mức hình phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm, đây là một biện pháp có thể bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp bạn tại thời điểm hiện tại.
Câu 8: Thưa luật sư, Tôi và người yêu cũ trước đây từng có tình cảm với nhau gần 2 năm nhưng do thay đổi về nơi ở gia đình tôi chuyển về thành phố sống, thời gian đầu, tôi và anh ta còn liên lạc với nhau qua mạng xã hội Facebook, Zalo, nhưng sau do không gặp được nhau nhiều nên tình cảm của tôi và anh ta cũng nhạt dần và cũng dần dần thành không liên lạc với nhau nữa. Đầu năm 2021, tôi phát hiện ra người yêu cũ đã đăng một số những hình ảnh của tôi là ảnh đại diện trên facebook của tôi và nói xấu tôi, bịa đặt cho tôi nói rằng tôi ăn trộm tiền của anh ta và thực sự tôi chưa từng bao giờ ăn trộm tiền của ai bao giờ, vậy mà giờ anh ta lại nói với tôi như vậy, tôi đã từng nhắn tin gọi điện bảo gỡ bài xuống nhưng anh ta không chịu. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến danh dự của tôi và điều này làm tôi rất khó xử. Tôi biết phải làm sao thưa luật sư? Pháp luật bảo vệ quyền lợi của tôi như thế nào?
Trả lời:
Tại khoản 1 Điều 32 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh: “Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”. Theo đó, bạn gái bạn có quyền đối với hình ảnh của mình, việc người trên mạng lấy ảnh nhạy cảm đăng lên facebook bôi nhọ danh dự và nhân phẩm là trái với quy định của pháp luật vì chưa sự đồng ý của bạn gái bạn.
Việc sử dụng hình ảnh chỉ không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của trong trường hợp sử dụng hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng và hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh được quy định tại khoản 2 Điều 32 Bộ luật dân sự 2015.
Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật được quy định tại khoản 2 Điều 32 Bộ luật dân sự 2015.
Đối với hành vi bị người yêu cũ nêu đích danh lên facebook, nói xấu tôi, bịa đặt cho bạn ăn trộm tiền của anh ta, bạn cần trình báo với các cơ quan chức năng (Cơ quan Công an, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông), đề nghị các cơ quan này điều tra, xác minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn. Tùy theo tính chất mức độ thực hiện hành vi mà người đưa thông tin lên mạng xã hội facebook có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP đối với hành vi “Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc” hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụyvới mức xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 15 năm theo quy định tại Điều 326 Bộ luật Hình sự 2015 hoặc bị xử lý về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự 2015, với mức xử phạt cảnh cáo, phạt tiền 10.000.000 đồng – 30.000.000 đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 3 năm. Hoặc đề nghị xử lý hình sự về tội vu không người khác đối với hành vi bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 156 Bộ luật hình sự với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 – 01 năm.
Câu 9: Em có một cháu gái họ chưa đủ 16 tuổi có quen 1 bạn 25 tuổi. Nói chuyện qua lại một hôm bạn trai rủ đi nhà bạn chơi lúc ra về bạn trai này giả vờ say không chạy xe được muốn tìm chỗ nghỉ rồi đưa bé vào nhà nghỉ. Lúc này có ý định hiếp dâm nhưng bé kháng cự không đồng ý nên hiếp dâm không thành tới sáng thì bé được đưa về, cho em hỏi trường hợp trên người thanh niên trên có chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật không thưa luật sư em rất mong được sự tư vấn tu luật sư em chân thành cảm ơn. Trân trọng!
Trả lời:
Hiếp dâm là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân.
Hành vi của bạn trai về việc giả vờ say không chạy xe được muốn tìm chỗ nghỉ rồi đưa bé gái vào nhà nghỉ nhằm mục đích hiếp dâm nhưng bé kháng cự không đồng ý nên hiếp dâm không thành tới sáng thì bé được đưa về. Mặc dù, hành vi hiếp dâm không thực hiện được và chưa hoàn thành nhưng về mặt khách quan của tội phạm này được coi là hoàn thành từ thời điểm có các hành động nhằm giao cấu, không cần phải có căn cứ là đã giao cấu được hay chưa được.
Do đó, nếu người phạm tội mới thực hiện hành vi dùng bạo lực, đe dọa dùng bạo lực; hoặc sử dụng các thủ đoạn khác để giao cấu trái ý muốn của nạn nhân; nhưng chưa kịp giao cấu vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội đã bị ngăn chặn; thì phạm tội chưa đạt theo quy đinh tại Điều 15 Bộ luật hình sự 2015 và trong trương hợp này bạn trai kia vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm theo quy định tại Điều 142 Bộ luật hình sự năm 2015, với mức xử phạt tù từ 07 năm đến 20 năm, chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Nếu người phạm tội tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm; thì họ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm; nhưng có thể bị truy cứu về các tội khác (nếu có đủ các yếu tố cấu thành) như: Làm nhục người khác; cố ý gây thương tích, …
Câu 10: Chào Luật sư, tháng 1 năm 2021 em có vay bên ngân hàng BIDV số tiền là 11.000.000 đồng thời hạn góp là 24 tháng và số tiền mỗi tháng em phải góp là 719.000 đồng. Đến nay em góp được 2 tháng nhưng 2 tháng gần đây em không có khả năng góp vì đang nuôi 2 con nhỏ và đang thất nghiệp. Bên ngân hàng nói nếu em không đóng đúng hạn thì sẽ tố cáo em về tội lợi dụng chiếm đoạt tài sản. Vậy xin luật sư tư vấn giúp em, em chỉ muốn quảng lại 3 tháng để em có việc làm và sẽ đóng đủ cho ngân hàng. Em cần phải làm sao và em có bị ngồi tù không ạ?
Trả lời:
Theo Điều 463 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về Hợp đồng vay tài sản: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Việc giao kết hơp đồng vay giữa bạn và Ngân hàng được coi là hợp đồng vay tài sản trong quan hệ dân sự, không có dấu hiệu tội phạm về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Do vậy, khi bạn vay tiền của ngân hàng, bạn có nghĩa vụ phải trả nợ hàng tháng cho bên cho vay (ngân hàng) đầy đủ khi đến hạn theo quy định về nghĩa vụ của bên vay được quy định tại Điều 466 Bộ luật dân sự 2015. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian 2 tháng gần đây do hoàn cảnh khó khăn nên mất khả năng thanh toán nợ cho Ngân hàng. Khi bạn chậm trả được nợ cho Ngân hàng thì bạn chỉ cần có văn bản gửi thông báo cho Ngân hàng biết rõ về thời gian trả nợ theo quy định tại Điều 353 và 357 Bộ luật dân sự 2015.
Bởi vì, theo nội dung bạn trình bày thì bạn chỉ muốn quảng lại 3 tháng để bạn có việc làm và sau đó sẽ đóng đủ các khoản tiền vay và lãi suất cho Ngân hàng. Trong trường hợp này, bạn tuyệt đối không bỏ trốn để chối bỏ trách nhiệm của mình. Nếu bạn hoàn toàn không có khả năng thanh toán hết số nợ cho Ngân hàng thì Ngân hàng có thể xử lý tài sản bảo đảm cho việc vay để thi hành án theo quy định tại Điều 71 Luật thi hành án dân sự 2008.
Câu 11: Tôi và bạn bè có đến quán bia ăn nhậu. Trong quá trình uống có 1 thanh niên bàn bên cạnh sang gây chuyện dẫn đến xô xát, bạn tôi lúc nóng giận đã cầm chai bia thủy tinh đánh vào đầu thanh niên đó, sau đấy công an đến lập biên bản. Công an hiện nay đã có kết luận thương tích 10%. Vậy trường hợp này bạn tôi bị phạt bao nhiêu năm tù, chúng tôi có được coi là đồng phạm không? (Chúng tôi không đánh người đó).
Trả lời:
Hành vi cố ý gây thương tích là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của người khác, xâm phạm thân thể, gây tổn hại cho sức khỏe người khác dưới dạng thương tích cụ thể. Lỗi cố ý trong hành vi này có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp.
Việc trong lúc uống rượu có xẩy xô xát và có sử dụng chai bia thủy tinh đánh vào đầu thanh niên gây nên thương tích 10%. Đây là hành vi cố ý gây thương tích, gây tổn thương cơ thể dưới 11% nhưng thuộc trường hợp sử dụng hung khí nguy hiểm được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015: “Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người”. Tình tiết dùng hung khí nguy hiểm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 của BLHS là trường hợp dùng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm theo hướng dẫn tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Mặc dù, Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP đã được thay thế bởi Quyết định 355/QĐ-TANDTC ngày 08/10/2021 của Tòa án nhân dân tối cao. Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn, do đó khi giải quyết vụ án, các Cơ quan tiến hành tố tụng vẫn có thể áp dụng Nghị quyết này để xem xét làm tình tiết định khung hình phạt theo quy định của pháp luật. Đây là một trong những tội phạm chỉ khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của người bị hại được quy định tại khoản 1 Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2021: “Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ Luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết”.
Theo quy định nêu trên, nếu bên kia yêu cầu khởi tố thì Cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án. Tuy nhiên, trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố, bị hại hoặc người đại diện của bị hại rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2021. Trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án. Vì vậy, nếu có thể thỏa thuận được với nhau về vấn đề bồi thường và bên kia đồng ý rút đơn thì vụ án sẽ được đình chỉnh và bạn của bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Còn trường hợp, bị khởi tố theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự thì bạn của ban có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Tại Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 quy định đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm, người đồng phạm bao gồm: “Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm; Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm; Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm; Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm”. Theo đó, nếu bạn không có hành vi gì xúi giục hay giúp sức cho bạn của bạn không để đánh người thanh niên thì bạn sẽ không được coi là đồng phạm và sẽ không phải chịu trách nhiệm.
Câu 12: Cháu nhà tôi sinh ngày 23/4/2003 vừa tròn 18 cách đây 2 tháng. Trước khi cháu 18 tuổi cháu gia đình phát hiện quen bạn trai lớn hơn cháu 5 tuổi sinh năm 1999. Gia đình cho phép cháu quen nhau vì thấy cậu trai kia trong cũng đàng hoàng, Gia đình không biết 2 cháu đã phát sinh quan hệ. Cháu còn trẻ nên không hiểu rõ vấn đề, không dám nói với gia đình. Sau khi lừa gạt cháu ngon ngọt để tiện quan hệ cậu ta bỏ cháu và quen người khác chỉ mới 16 tuổi, phủ nhận trách nhiệm với cháu. Xin hỏi luật sư gia đình tôi có thể kiện cậu ta lừa gạt không?
Trả lời:
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào quy định xử lý trách nhiệm hình sự về việc lừa gạt. Tuy nhiên, nếu hành vi quan hệ với người trên 16 tuổi một cách tự nguyện, không có hành vi cưỡng bức, sử dụng bạo lực thì hành vi của bạn trai không cấu thành hành vi phạm tội. Bởi vì, thời điểm cháu bạn và bạn trai có quan hệ thì cháu bạn đã trên 16 tuổi. Hơn nữa, bạn trai không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dùng tình trạng không thể tự vệ được của cháu gái bạn hoặc dùng thủ đoạn khác giao cấu ngoài ý muốn với nạn nhân, mà dựa trên sự tự nguyện của hai người, nên không cấu thành Tội hiếp dâm theo quy định tại điều 141 hoặc Tội cưỡng dâm theo quy định tại Điều 143 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Theo nội dung bạn trình bày thì cháu gái của bản đã 18 tuổi nên không cấu thành tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, hoặc tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi quy định tại điều 145 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Pháp luật chỉ nghiêm cấm đối với hành vi giao cấu với trẻ em dưới 16 tuổi, ngay cả khi có đồng thuận. Do đó, mặc dù đã thực hiện hành vi giao cấu với người chưa thành niên, nhưng hành vi của bạn trai trong trường hợp này không phải chịu trách nhiệm hình sự vì cháu gái của bạn đã đủ 18 tuổi. Nếu gia đình bạn gái bạn có làm đơn tố cáo thì cũng không giải quyết được vấn đề nếu bạn trai kia chứng minh được mình quan hệ cháu gái của bạn là hoàn toàn do tự nguyện, không có hành vi cưỡng ép thì không bị xử lý hình sự.
Câu 13: Chào luật sư, Mình có ông chú dính vào vụ này nhờ luật sư tư vấn. Chú mình tuần trước có lái xe máy cày từ chỗ làm về nhà, trên đường đi thì bị bọn nhỏ trong xóm bu theo sau xe, chú mình có dừng xe và nói bọn nhỏ đừng bu nữa và đuổi đi hết. Nhưng chạy một lúc thì phát hiện thằng Tí (nhỏ hơn 10 tuổi) bị vướng vào bánh xe và chết. Luật sư tư vấn giúp mình trong trường hợp này chú mình có phạm tội giết người không ạ? Nếu phạm tội có cách nào giảm án không? tại cái này chú mình không có cố ý ạ?
Trả lời:
Hàn vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là hành vi của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ đã không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ các qui định pháp luật giao thông đường bộ trong việc điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Theo quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc trường hợp gây chết người thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Tuy nhiên, hành vi của ông chú đã dừng xe và nói bọn nhỏ đừng bu nữa và đuổi đi hết nhưng chạy một lúc thì phát hiện thằng Tí (nhỏ hơn 10 tuổi) bị vướng vào bánh xe và chết. Do đó, hành vi của ông chú bạn là hành vi vô ý làm chết người trong trường hợp tham gia giao thông đường bộ. Hành vi cố ý làm chét người là hành vi của một người không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hoặc người phạm tội thấy trước hành vi của mình có thể gây ra chết người nhưng tin rằng hậu quả đó không xảy ra.
Như vậy, trong trường hợp này, ông chú của bạn không phạm tội gieest người nhưng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 hoặc tội vô ý làm chết người quy định tại Điều 128 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, với mức xử phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Do đó, để được hưởng các tình tiết giảm nhẹ hình phạt theo quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự thì ông chú của bạn cần phải thành khẩn khai báo, ăn nan hối cải, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và xem xét xem ông chú của bạn có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác hoặc cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng thì ông chú của bạn có thể được hưởng nhiều tình tiết giảm nhẹ theo quy định của pháp luật.
Câu 14: Chào luật sư, luật sư cho tôi hỏi trong lúc tôi cùng 2 người bạn uống cafe thì có người thanh niên lạ mặt vào hỏi tôi rồi xích mích với nhau, trong lúc tức giận tôi có tát người đó 1 cái, rồi người đó rút dao ra chém tôi nhưng tôi không sao, mà người bạn tôi chạy đến can ngăn thì bị chém 1 cái thương tích 50%. Tôi và 2 người bạn kia cũng xông vào đánh người thanh niên kia bị chấn thương ở đầu khoảng 40%. Luật sư cho hỏi tôi có bị xử lý hình sự hay không?
Trả lời:
Hành vi cố ý gây thương tích là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của người khác, xâm phạm thân thể, gây tổn hại cho sức khỏe người khác dưới dạng thương tích cụ thể. Lỗi cố ý trong hành vi này có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. Tuy nhiên, trong trường hợp này của bạn và người bạn của bạn lại xông vào đánh người thanh niên kia bị chấn thương ở đầu khoảng 40% đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng,
Tại khoản 2 Điều 22 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định: “Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này”. Theo đó, bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy địn tại khoản 3 hoặc khoản 4 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, với mức hình phạt tù từ 04 năm đến 12 năm.
Câu 15: Cho luật sư, cho tôi hỏi, tôi đang được hưởng án treo về tội trộm cắp tài sản thời gian là 3 năm nhưng chưa được xoá án tích. Tôi có thuê xe ô tô chạy theo nhu cầu của khách, nhưng do tôi ngủ gục lấn sang làn đường bên trái gây tai nạn làm cho 2 người khách ngồi trên xe bị thương tích 1 người 30%, người 15% và thiệt về tài sản của chủ xe. Nay cơ quan Công an điều tra ra quyết đinh khởi tố bắt tôi nhưng cho được tại ngoại không giam giữ và bắt khắc phục hậu quả cho 2 người bị tai nạn và bồi thường tiền cho chủ xe. Cho tôi hỏi như vậy tôi có bị xử chồng tội lên không? Cho hỏi trong vụ tai nạn này chủ xe cho tôi mượn xe vừa hết bảo hiểm bắt buộc vậy có sai không? Cảm ơn luật sư.
Trả lời:
Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được áp dụng đối với người bị phạt không quá ba năm tù, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.
Theo Khoản 5 Diều 65 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về án treo thì trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này. Do đó, trong thời hạn hưởng án treo nhưng chưa xóa án tích, bạn đã phạm tội mới thì Tòa án buộc bạn phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017).
Về việc mượn xe sử dụng hết hạn bảo hiểm thì căn cứ Khoản 2 Điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau: “Đăng ký xe; Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này; Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới”. Theo đó, tại Khoản 4 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe ô tô; máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có; hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.
Theo Khoản 6 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: “Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.” Như vậy, trong trường hợp xe hết bảo hiểm bắt buộc, bạn sẽ bị phạt tiền 400.000 đồng đến 600.000 đồng và cơ quan chức năng có quyền lập biên bản tạm giữ Giấy phép lái xe của bạn để đảm bảo việc nộp phạt.
Câu 16: Tôi có vay một khoản tiền là 30 triệu đồng từ công ty tài chính, trả góp hàng tháng trong 12 tháng. Tôi đã trả được 8 tháng, tháng thứ 9 vì tôi nghỉ việc nên không có khả năng chi trả, phía công ty liên tục nhắn tin và gọi điện đòi và đe dọa tố cáo tôi ra cơ quan công an. Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi phải làm sao? Xin cảm ơn luật sư.
Trả lời:
Tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 18/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính có quy định như sau:“Biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng, quy định của pháp luật và không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng, trong đó số lần nhắc nợ tối đa 05 (năm) lần/01 (một) ngày, hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 (bảy) giờ đến 21 (hai mươi mốt) giờ; không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật;”.
Theo quy định trên, việc nhân viên của công ty tài chính có hành vi liên tục nhắn tin, gọi điện quá 05 lần/ngày và có hành vi đe dọa tố cáo bạn ra cơ quan công an là trái quy định pháp luật. Do đó, trong trường hợp này để tránh làm phiền và đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn nên ghi âm tất cả các cuộc gọi, lưu lại những tin nhắn để khiếu nại đến các đơn vị viễn thông hoặc Sở Thông tin và truyền thông địa phương để yêu cầu giải quyết. Nếu công ty tài chính tiếp tục có hành vi sử dụng điện thoại, các phương tiện viễn thông để quấy rối, xúc phạm danh dự, nhân phẩm và đe dọa tinh thần,… thì bạn có quyền gửi đơn tố cáo đến cơ quan công an để được giải quyết.
Trong quá trình điều tra xác minh nếu có dấu hiệu vi phạm thì công ty tài chính có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính Phủ: “3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác”. Tuy nhiên, hiện tại bạn đang không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình nên công ty tài chính có quyền khởi kiện bạn tại Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền. Theo đó, trong trường hợp này bạn cần phải thỏa thuận với công ty tài chính về việc gia hạn thời hạn trả nợ, cam kết bồi hoàn tiền nợ và bồi thường chi phí chậm trả.
Câu 17: Chào Luật sư, em có câu hỏi như sau: Hiện nay em trai em sinh năm 1999, vừa rồi em trai em có lấy 1 con dao nhỏ và gây thương tích cho người ta là 8%, gia đình em có bồi thường và họ cũng viết giấy rút yêu cầu khởi kiện. Vậy, cho em hỏi khi rút yêu cầu khởi kiện, em trai em có phải nộp phạt hành chính và nó có để lại án tích gì nữa không ạ. Em xin chân thành cảm ơn.
Trả lời:
Tại điểm e khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính Phủ có quy định như sau: “3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác”. Do hành vi dùng dao gây thương tích 8% cho người khác của em trai bạn đã được bị hại rút đơn tố giác tội phạm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên trong trường hợp này bạn chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm hại đến sức khỏe của người khác với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Hiện nay, tiền án hay án tích chỉ đặt ra khi phát sinh trách nhiệm hình sự; còn tiền sự chỉ được đặt ra khi phát sinh trách nhiệm hành chính. Theo đó, do bạn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “tội cố ý gây thương tích” nên bạn sẽ không được coi là có tiền án hay án tích nhưng bạn sẽ để lại tiền sự. Tuy nhiên, em trai bạn sẽ được xác định là chưa có tiền sự khi thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 7 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012: “1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính. 2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.”
Câu 18: Luật sư cho tôi hỏi em trai tôi trong một lần về quê ăn đám cưới người thân thì có chơi đánh ba cây. Em trai tôi đã bị viện kiểm sát truy tố về tội đánh bạc tại Khoản 1 Điều 321 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, tôi thắc mắc là trên bản cáo trạng có ghi số tiền thu được trên chiếu bạc là 18 triệu và số tiền thu được trên người em tôi là 1 triệu. Ngoài em tôi ra còn có 18 người khác cũng vị bắt về hành vi này? Luật sư cho tôi hỏi bản cáo trạng ghi như vậy là có đúng không?
Trả lời:
Hiện tại, chưa có văn bản nào hướng dẫn cách tính số tiền dùng để đánh bạc theo quy định tại Điều 321 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, do vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn áp dụng cách tính số tiền dùng để đánh bạc theo tinh thần của Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 248 và 249 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009. Cụ thể: Theo khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 1 Nghị quyết số 01/2010 quy định như sau: “3. “Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc” bao gồm: a) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc; b) Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc; c) Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc. Khi xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc cần phân biệt: a) Trường hợp nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì việc xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc đối với từng người đánh bạc là tổng số tiền, giá trị hiện vật của những người cùng đánh bạc được hướng dẫn tại khoản 3 Điều này;”
Theo đó, trong trường hợp của em bạn thì cơ quan công an đã bắt được phạm tội quả tang việc đánh bạc trái phép của một nhóm người, trong đó có em bạn thu giữ được số tiền trên chiếu bạc là 18.000.000 đồng và thu giữ được trong người của em bạn là 1.000.000 đồng và khởi tố vụ án, khởi tố bị can về “Tội đánh bạc” theo quy định tại khoản 1 Điều 321 Bộ luật hình sự năm 2015 là hoàn toàn đúng quy định pháp luật. Từ đó, tại bản cáo trạng, đề nghị truy tố của Viện kiểm sát nhân dân ghi như vậy là đúng quy định pháp luật.
Câu 19: Chào luật sư, em có vấn đề thắc mắc cần giải thích và tư vấn. Bạn của em có gây gỗ đánh nhau với một nhóm bạn trong lớp. Khi đó, đã đâm bị thương một bạn trong nhóm đó, tỉ lệ thương tật được xác định là 13%. Như vậy, bạn của em có thể bị đi tù không? Cảm ơn luật sư.
Trả lời:
Hành vi cố ý gây thương tích là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của người khác, xâm phạm thân thể, gây tổn hại cho sức khỏe người khác dưới dạng thương tích cụ thể. Lỗi cố ý trong hành vi này có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp.
Việc bạn của em có gây gỗ đánh nhau với một nhóm bạn trong lớp và đã đâm bị thương một bạn trong nhóm đó, tỉ lệ thương tật được xác định là 13% thuộc trường hợp sử dụng hung khí nguy hiểm được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015: “Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người”. Tình tiết dùng hung khí nguy hiểm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 của BLHS là trường hợp dùng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm theo hướng dẫn tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Mặc dù, Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP đã được thay thế bởi Quyết định 355/QĐ-TANDTC ngày 08/10/2021 của Tòa án nhân dân tối cao. Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn, do đó khi giải quyết vụ án, các Cơ quan tiến hành tố tụng vẫn có thể áp dụng Nghị quyết này để xem xét làm tình tiết định khung hình phạt theo quy định của pháp luật. Đây là một trong những tội phạm chỉ khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của người bị hại được quy định tại khoản 1 Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2021: “Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ Luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết”.
Như vậy, trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố, bị hại hoặc người đại diện của bị hại rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2021. Trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án. Vì vậy, nếu có thể thỏa thuận được với nhau về vấn đề bồi thường và bên kia đồng ý rút đơn thì vụ án sẽ được đình chỉnh và bạn của bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Còn trường hợp, bị khởi tố theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự thì bạn của ban có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Câu 20: Chào luật sư, kính mong luật sư tư vấn giúp đỡ tôi vấn đề sau. Em họ tôi, trước đây đã bị xử phạt hành chính về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nhưng năm 2021 lại tiếp tục đi lừa người khác, lấy được 2 triệu đồng. Nhưng mà lại bị họ phát hiện và doạ sẽ báo công an. Theo quy định của pháp luật thì với số tiền đó, em họ tôi có bị đi tù hay không? Cảm ơn luật sư.
Trả lời:
Hành vi chiếm đoạt trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chuyển dịch tài sản của người khác thành tài sản của mình bằng thủ đoạn gian dối. Tội phạm hoàn thành khi hành vi chiếm đoạt tài sản đã xảy ra. Thủ đoạn gian dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải được thể hiện bằng những hành vi cụ thể để nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản. Luật Hình sự Việt Nam không truy cứu trách nhiệm đối với người có thủ đoạn gian dối thuộc về tư tưởng mà không biểu hiện ra bên ngoài bằng hành vi.
Trong tình huống này, em họ của bạn, trước đây đã bị xử phạt hành chính về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng năm 2021 lại tiếp tục đi lừa người khác, lấy được 2 triệu đồng. Do đó, em họ của bạn đã bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng và thuộc trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 nhưng vẫn còn vi phạm.
Vì vậy, nếu bây giờ bị họ phát hiện và doạ sẽ báo công an thì tốt nhất bạn nên khuyên em họ của bạn hoàn trả lại cho họ số tiền đã chiếm đoạt và xin họ đừng báo công an. Bởi vì hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản không thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại được quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2021. Việc bên kia rút đơn yêu cầu thì cũng chỉ được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, không được coi là căn cứ để kkhoong khởi tố vụ án. Do đó, nếu để họ trình báo công an thì bạn có thể bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo định tại điểm a Khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 với mức xử phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....
Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!