Tổng hợp tình huống về đăng ký nhãn hiệu

Tình huống: Trước đây em có đăng ký bảo hộ một hình logo với nội dung là XXXX, giờ em muốn đổi bố cục một chút và thêm một câu slogan vào thì làm thế nào ạ? Đơn đã được chấp nhận và chưa cấp văn bằng ạ.

Trả lời:

Sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu có thể hiểu là việc chủ đơn thực hiện thay đổi các thông tin đã đăng ký từ đơn trước đó.

Theo Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 thì người nộp đơn có thể chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục sở hữu trí tuệ sửa đổi đơn trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc quyết định cấp văn bằng bảo hộ.

Về Phạm vi sửa đổi đơn: Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu có thể yêu cầu sửa chữa sai sót về tên, địa chỉ của người nộp đơn. Tuy nhiên, việc sửa đổi đơn không được mở rộng phạm vi (khối lượng) bảo hộ vượt quá nội dung đã bộc lộ trong danh mục hàng hoá, dịch vụ đối với đơn đăng ký nhãn hiệu. Và không được làm thay đổi bản chất của đối tượng nêu trong đơn.

Nếu việc sửa đổi làm mở rộng phạm vi (khối lượng) bảo hộ hoặc làm thay đổi bản chất đối tượng thì người nộp đơn phải nộp đơn mới và mọi thủ tục được tiến hành lại từ đầu.

Như vậy, đối với trường hợp của bạn, xét về thời điểm được sửa đơn thì đơn của bạn đã có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ nhưng chưa có quyết định từ chối hay quyết định cấp văn bằng bảo hộ, do đó bạn có thể thực hiện thủ tục sửa đơn. Tuy nhiên về phạm vi sửa đổi, theo như bạn đề cập ở trên, đơn đăng ký của bạn đã có nội dung XXXX nhưng giờ bạn mốn đổi bố cục và thêm một câu slogan tức là việc sửa đổi này đã mở rộng phạm vi bảo hộ so với nội dung ban đầu nên trong trường hợp này bạn bắt buộc phải tiến hành nộp đơn mới.


Tình huống: Em có một ý tưởng về đăng ký tên thương hiệu cho sản phẩm của công ty mình mà không biết luật như thế nào. Vậy xin Luật Sư cho Em hỏi. Thủ tục đăng ký thương hiệu là như thế nào ạ ? Cơ quan nào có thẩm quyền xét duyệt và cấp đăng ký cho Em ? Thời gian đăng ký là bao lâu ? và Phí đăng ký là bao nhiêu ạ ?

Trả lời:

Đăng ký thương hiệu là thủ tục hành chính do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành với ý nghĩa thừa nhận quyền sở hữu đối với nhãn hiệu. Hình thức đăng ký thương hiệu là ghi nhận nhãn hiệu và chủ sở hữu vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do chủ sở hữu.

Trình tự đăng ký thương hiệu:

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký

Hồ sơ đăng ký sẽ được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền chuẩn bị và nộp tại Cục sở hữu trí tuệ. Theo đó, hồ sơ gồm:

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu;

– Mẫu nhãn hiệu logo và danh mục hàng hóa dịch vụ mang nhãn hiệu;

– Giấy ủy quyền (trường hợp người nộp đơn không phải chủ sở hữu);

– Tài liệu chứng minh được hưởng quyền ưu tiên hoặc do tặng cho, thừa kế (nếu có);
Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Ngoài ra, đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể,nhãn hiệu chứng nhận thì hồ sơ phải có thêm các tài liệu sau đây:

– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;

– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu;

– Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).

Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Sở hữu trí tuệ một trong các địa chỉ sau:

+ Tại Hà Nội: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

+ Tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

+ Tại Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Hoặc nộp trực tuyến trên cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục sở hữu trí tuệ.

Bước 2: Theo dõi đơn và nhận kết quả.

Sau khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, bạn sẽ theo dõi tình trạng đơn, và trả lời, bổ sung, sửa đổi khi có công văn yêu cầu từ Cục sở hữu trí tuệ. Trường hợp đơn của bạn hợp lệ, thông qua thẩm định hình thức và thẩm định nội dung, bạn sẽ được Cục cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Quy trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

Thẩm định hình thức đơn:

Đây là giai đoạn đầu tiên trong quá trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ. Trong gia đoạn này, Cục sở hữu trí tuệ xem xét tính hình thức của đơn và tài liệu nộp kèm theo trong hồ sơ đăng ký. Ví dụ như Tờ khai đã đúng mẫu chưa? Phân loại hàng hóa, dịch vụ đã đúng chưa? Có đủ số lượng mẫu nhãn hiệu theo yêu cầu hay không? Mẫu nhãn hiệu có rõ nét, đảm bảo kích thước theo quy định hay chưa,.v.v.

Trong gia đoạn này, nếu đơn có sai sót về hình thức, Cục sẽ ra thông báo yêu cầu người nộp đơn sửa lại hoặc bổ sung tài liệu sai sót, còn thiếu hoặc người nộp đơn sẽ chủ động sửa đổi bổ sung khi phát hiện sai sót. Trường hợp người nộp đơn không sửa, sửa không đạt, hoặc đơn không hợp lệ thì Cục sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối đơn.

Trường hợp đơn hợp lệ, đơn sửa đúng theo yêu cầu thì Cục ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ gửi về địa chỉ như trong tờ khai mà người nộp đã kê khai.

Thời gian thẩm định hình thức sẽ kéo dài 1 tháng nếu đơn đúng quy định. Trường hợp cục ra thông báo sửa đổi đơn thì thời gian thẩm định khoảng 2 tháng (do Cục cho thời hạn 1 tháng để người nộp đơn bổ sung, sửa chữa thai sót theo yêu cầu)

Công bố đơn:

Đơn sẽ được đăng trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;

Thẩm định nội dung đơn đăng ký:

Kết thúc giải đoạn thẩm định hình thức, đơn hợp lệ sẽ đăng bố cáo trên công báo của Cục sở hữu trí tuệ. Sau đó tiếp tục đến giai đoạn thẩm định nội dung đơn. Việc này hết sức quan trọng để xem xét khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu. Thẩm định viên sẽ tiến hành tra cứu trên các kênh thông tin về nhãn hiệu để kiểm tra khả năng tương tự, trùng đến mức gây nhầm lẫn của nhãn hiệu này so với các nhãn hiệu đối chứng.

Nếu ngày từ ban đầu bạn làm tra cứu sơ bộ và tra cứu chuyên sâu thì hầu như không phải lo về trường hợp bị trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đối chứng.

Lưu ý: Tuy nhiên một điều đáng ngại trong giai đoạn là bên thứ ba khác có thể nộp đơn yêu cầu phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu của bạn vì nhiều lý do như tên nhãn hiệu của bạn trùng với tên công ty của họ,.v.v. Và cục sẽ gửi công văn đến bạn thông báo có đơn phản đối và yêu cầu bạn phản hồi. Thông thường ở đây các khách hàng không có chuyên môn trong lĩnh vực này sẽ rất lúng túng không biết trả lời ra sao, hoang mang rằng nhãn hiệu của mình sẽ không thể đăng ký được,.v.v. Như vậy, bạn nên liên hệ với người có chuyên môn để được hướng dẫn kỹ lưỡng.

Trường hợp đơn đăng ký không đạt yêu cầu bảo hộ, Cục sẽ ra thông báo về kết quả thẩm định nội dung trong đó nêu lý do và căn cứ khiến nhãn hiệu không được bảo hộ. Người nộp đơn có thể trả lời phản bác lại kết quả của Cục và đưa ra các căn cứ hợp lý để Cục tiến hành xem xét và thẩm định lại trước khi ra quyết định Từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Trường hợp đơn đăng ký đạt yêu cầu bảo hộ, Cục sẽ ra Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và Yêu cầu nộp phí, lệ phí.

Sau khi nộp phí cấp văn bằng, đơn sẽ được đăng bạ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ đơn.


Tình huống: Nhà em nuôi ong và bán các thành phẩm như: mật ong, phấn hoa… cho các đầu mối. Hiện nay, các đầu mối muốn gia đình em đăng ký nhãn mác cho sản phẩm của gia đình để có uy tín, chất lượng. Nhưng gia đình em không đăng ký kinh doanh mà chỉ là hộ dân tự làm, tự sản xuất bán thôi. Vậy gia đình em muốn đăng ký nhãn mác cho sản phẩm của mình thì có cần phải đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp không hay đăng ký dưới hình thức cá nhân? Thủ tục đăng ký với mỗi trường hợp như thế nào? và sau khi đăng ký phải đóng góp những khoản phí nào?

Trả lời:

Gia đình bạn muốn đăng ký nhãn mác cho sản phẩm của mình thì cần đăng ký kinh doanh dưới hình thức cá nhân.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu mà cá nhân cần chuẩn bị bao gồm:

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu;

– Mẫu nhãn hiệu kèm theo danh sách hàng hóa, dịch vụ gắn nhãn hiệu;

– Giấy ủy quyền trong trường hợp sử dụng dịch vụ;

– Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn;

– Tài liệu khác (áp dụng trong từng trường hợp cụ thể).

Khi nộp đơn thành công thì đơn đó sẽ được trải qua quá trình thẩm định hình thức và thẩm định nội dung đơn. Nếu đơn hợp lệ thì sau từ khoảng 12-18 tháng sẽ được Cục sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Sau khi đăng ký phải đóng góp những khoản phí: Lệ phí nộp đơn; Phí công bố đơn; Phí tra cứu phục vụ TĐND; Phí thẩm định nội dung.


Tình huống: Công ty em có thuê thiết kế logo cho công ty nhưng khi em tìm trên google thấy mẫu logo công ty em có màu sắc giống với công ty khác, còn kiểu dáng gần giống nhau chỉ khác hướng của logo (VD: logo công ty em tìm thấy trên google là A, logo của công ty em cũng là A nhưng chữ A của em sẽ quay về bên trái) như vậy nếu logo của công ty khác đã đăng ký logo thì công ty em khi sử dụng logo đó có vi phạm pháp luật hay không và có được đăng ký mẫu logo không.

Trả lời:

Dựa vào dấu hiệu tạo thành mà ta có thể chia nhãn hiệu thành 03 loại là: nhãn hiệu chữ, nhãn hiệu hình và nhãn hiệu kết hợp (gỒM CẢ DẤU HIỆU HÌNH VÀ CHỮ). Để đánh giá 01 nhãn hiệu có nhầm lẫn, tương tự với một nhãn hiệu khác hay không, cân phải so sánh đối chiếu 02 nhãn hiệu đó dựa trên các tiêu chí như sau: Cấu trúc, cách phát âm, (đối với nhãn hiệu chứ) ý nghĩa, và hình thức thể hiện của dấu hiệu đó (đối với cả dấu hiệu chữ và hình) đồng thời phải tiến hành so sánh sản phẩm, dịch vụ.

Đối với trường hợp này do chưa nếu ra cụ thể nhãn hiệu bạn dự định đăng ký và nhãn hiệu của công ty kia nên rất khó để xác định được liệu 02 nhãn hiệu có tương tự hay không. Trường hợp 02 nhãn có logo giống nhau mà bên kia đã đăng ký và được cấp VBBH thì việc sử dụng của bạn là vi phạm quyền SHTT. Trường hợp tương tự hây nhầm lẫn thì mẫu của bạn không đăng ký được.


Tình huống: Tôi muốn hỏi: việc mua một sản phẩm có thương hiệu trong nước, sau đó về đóng gói dán nhãn mới và bán ra thị trường (hình thức lấy sỉ về bán lẻ) có bị xem là vi phạm pháp luật không ạ? Nếu muốn hợp thức hóa tôi phải làm những thủ tục gì?

Trả lời:

Theo đó, trong trường hợp này, việc đóng lại bao bì, dán nhãn hiệu của bạn đương nhiên không vi phạm pháp luật. Vì theo quy định tại Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 nhà nước sẽ tiến hành bảo hộ nhãn hiệu đối với sản phẩm có văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng thủ tục pháp luật quy định. Sản phẩm này không đăng ký quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, nên sẽ không được pháp luật bảo vệ về quyền sở hữu trí tuệ, do đó bạn thực hiện hành vi đóng gói dán nhãn mới đối với sản phẩm đó không vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ cũng như pháp luật cạnh tranh.

Tương tự như vậy, trong trường hợp văn bằng bảo hộ đã hết thời hạn mà công ty đó không gia hạn thời hạn bảo hộ hoặc rơi vào các trường hợp chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ theo quy định tại Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì đương nhiên cũng không được nhà nước bảo hộ và việc bạn dán nhãn mới sẽ không vi phạm quy định của pháp luật.

* Sản phẩm đó có đăng ký quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu:

Trong trường hợp này, sản phẩm có đăng ký quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và văn bằng bảo hộ đó còn thời hạn bảo hộ thì sản phẩm đó sẽ được nhà nước bảo hộ về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.

Theo đó, nếu như người có quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đồng ý cho bạn đóng gói dán nhãn mới thì việc thay đổi đó tất nhiên sẽ không vi phạm pháp luật vì trong trường hợp này người quyền sở hữu đã từ bỏ quyền được bảo hộ của mình. Tuy nhiên, trên thực tế trường hợp này ít có khả năng xảy ra. Nếu như người có quyền sở hữu công nghiệp không biết hoặc không đồng ý về việc dán nhãn mới của bạn thì đương nhiên, hành vi này của bạn đã vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và sẽ cấu thành hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của Luật Cạnh tranh 2004.

Cụ thể, theo quy định tại Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ 2005:

“Điều 130. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Các hành vi sau đây bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh:

a) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ;

b) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ;

c) Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng;

d) Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.
Chỉ dẫn thương mại quy định tại khoản 1 Điều này là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hoá, dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá.

Hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm các hành vi gắn chỉ dẫn thương mại đó lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện quảng cáo; bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hoá có gắn chỉ dẫn thương mại đó”.

Do đó, nếu thực hiện hành vi trên trong trường hợp này, bạn sẽ vi phạm pháp luật, và nếu muốn hợp thức hóa hành vi trên bạn phải xin sự đồng ý của người có quyền sở hữu công nghiệp hoặc thực hiện khi thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp chấm dứt.


Tình huống: Tôi có thiết kế ra 1 cái logo, ngay 01/12/2020 tôi có công khai logo đó lên Facebook nhưng đến 09/12/2020 tôi mới đi đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ. Nếu trong trường hợp có người lấy logo đó đi đăng ký bản quyền trước ngày tôi đi đăng ký thì có phải tôi không được đăng ký bản quyền logo đó nữa hay không ? Làm thế nào để tôi có thể chứng minh và đăng ký logo đó.

Trả lời:

Trường hợp có người lấy logo đó đi đăng ký bản quyền thì người đăng ký sau sẽ không thể đăng ký bản quyền logo đó nữa do logo đó đã được bảo hộ trước pháp luật và được đăng ký sở hữu.

Để có được căn cứ giải quyết trước những tranh chấp, xử lý những hành vi vi phạm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của mình. Biện pháp hiệu quả nhất có thể thực hiện đó chính là tiến hành đăng ký sở hữu trí tuệ đối với logo mà cơ sở thực sự là những chủ sở hữu. Khi đó logo đã trở thành tài sản trí tuệ, được bảo hộ trước pháp luật và là căn cứ chứng minh, chống lại khi có đối tượng thực hiện hành vi vi phạm đối với bản quyền logo.


Tình huống: Em có nhãn hiệu bị ra thông báo từ chối do có nhãn hiệu tương tự cùng sản phẩm dịch vụ. Nhưng nhãn của em chỉ trùng 01 dịch vụ trong nhóm 35, nay em muốn viết công văn trả lời cục là mong muốn bớt dịch vụ đó ra khỏi nhãn hiệu của mình thì có được không ạ? Nếu được thì cần tài liệu gì ạ?

Trả lời:

Trong giai đoạn xét nhiệm nội dung đơn, Cục sở hữu trí tuệ sẽ xem xét và thẩm định xem nhãn hiệu đăng ký có khả năng phân biệt hay không, có nghĩa có trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của chủ sở hữu khác đã đăng ký trước đó cho cùng nhóm sản phẩm/dịch vụ hay không?

Trong trường hợp nhãn hiệu trùng hoặc tương tự tới mức hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã đăng ký trước đó cho cùng nhóm sản phẩm/dịch vụ, Cục SHTT sẽ ra thông báo xét nhiệm nội dung đơn và kết luận nhãn hiệu không có khả năng đăng ký và cho chủ đơn trả lời thông báo trong thời gian 02 tháng, hết thời gian nêu trên nếu Cục SHTT không nhận được ý kiến từ chủ đơn đăng ký.

Trong trường hợp này, bạn có thể làm làm công văn trả lời về việc kết quả thẩm định hình thức cho đơn đăng ký nhãn hiệu, theo đó bạn xin loại bỏ bớt sản phẩm trong nhóm hàng hóa, dịch vụ bị trùng hoặc tương tự, và nộp công văn tại Cục Sở hữu trí tuệ.


Tình huống: Dự tính là em đăng ký bản quyền sở hữu sản phẩm do mình làm ra. Nhưng sản phẩm em làm ra chung quy đều là một sản phẩm nhưng nó biến tấu phối hợp muôn hình muôn màu. Điểm chung là nó được làm từ một chất liệu chủ yếu, kiểu đồ mỹ nghệ. Vậy em phải đăng ký và kê khai như thế nào ? mức phí ra sao.

Trả lời:

Việc phân loại hàng hóa, dịch vụ đối với thủ tục đăng ký nhãn hiệu sẽ dựa trên Bảng phân loại hàng hóa dịch vụ Nice 10. Cụ thể như sau:

1. Đối với hàng hóa

Khi phân nhóm với sản phẩm hàng hóa, người nộp đơn sử dụng các nguyên tắc sau để phân loại:

– Chức năng và mục đích: Nếu chức năng và mục đích của sản phẩm không được nêu rõ thì nó sẽ được phân loại dựa vào sự tương tự của sản phẩm được nêu trong danh mục. Trong trường hợp không tìm được các tiêu chí khác thì lấy vật liệu làm ra sản phẩm và phương thức hoạt động của nó.

– Đối với vật liệu thô, chưa chế biến hoặc bán chế: Phân loại dựa vào vật liệu tạo nên chúng.

– Hàng hóa được tạo thành một bộ phận từ sản phẩm khác: được phân loại cùng một nhóm với sản phẩm đó chỉ trong trường hợp hàng hóa không được sử dụng cho mục đích khác.

– Sản phẩm chưa hoàn chỉnh: Một sản phẩm chưa hoàn chỉnh hoặc hoàn chỉnh làm từ các vật liệu làm nên nó thì hàng hóa đó sẽ được phân loại vào nguyên vật liệu nào chứa nhiều trong thành phần của sản phẩm.

– Các hộp dùng đựng 1 loại sản phẩm: thì sẽ được phân loại cùng nhóm với sản phẩm đó

2. Đối với phân loại nhóm dịch vụ mang nhãn hiệu

Đối với loại phân nhóm dịch vụ, người nộp đơn không thể phân loại được các dịch vụ theo nhóm, theo vần của bảng chữ cái hoặc theo phần giải thích. Người nộp đơn áp dụng các nguyên tắc sau để phân loại:

– Các dịch vụ có thể phân loại dựa vào ngành hoạt động được chỉ rõ trong tiêu đề của các nhóm dịch vụ. Nếu không có thì phân loại theo một dịch vụ tương tự trong nhóm theo vần.

– Các dịch vụ cho thuê được phân loại cùng với dịch vụ được cung cấp bởi phương tiện cho thuê.

– Các dịch vụ tư vấn, thông tin được phân loại cùng nhóm dịch vụ tương ứng với lĩnh vực tư vấn, thông tin.

– Các dịch vụ hàng hóa, mua bán, dịch vụ siêu thị tuy không được làm rõ tại bảng phân loại thì dựa vào thành phần giải thích đi kèm của nhóm và được phân loại theo nhóm 35.

Do đó, sản phẩm tùy theo chất liệu, tính năng, công dụng sẽ được phân vào nhóm hàng hóa cụ thể theo Bảng Nice và chi phí đăng ký cũng phụ thuộc vào nhóm sản phẩm cần đăng ký.


Tình huống: Bên em có thiết kế ra 1 ứng dụng và có đặt tên cho nó nhưng sau này biết được thì trùng tên với nhãn hiệu khác sản phẩm đó là bên quần áo, cặp xách. Anh chị cho em hỏi là trùng như vậy có sao không và khi em đăng ký quyền tác giả cho app của em để tên app như vậy có được không ạ ?

Trả lời:

Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ năm 2019 quy định về khả năng phân biệt của nhãn hiệu. Cụ thể, một nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.

Đối với trường hợp của bạn, nếu muốn đăng ký quyền tác giả cho app của bạn thì nhãn hiệu được bảo hộ không được “trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác” theo quy định tại Điểm g, Điểm h, Điểm i, Điểm k Khoản 2 Điều này.


Tình huống: Mình đang muốn đăng ký nhãn hiệu cho Salon tóc của mình, lấy tên là moniko, tuy nhiên lại có 1 bên là monika đã đăng ký rồi thì bên mình có thể đăng ký được không ạ.

Trả lời:

Điều 78 Luật sở hữu trí tuệ năm 2019 quy định về khả năng phân biệt của tên thương mại. Theo đó, tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng được các điều kiện:

– Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;

– Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;

– Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.

Như vậy, theo tinh thần của điều luật, nếu cùng tên nhãn hiệu nhưng không cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh với nhãn hiệu Monika kia thì bạn vẫn có thể làm thủ tục xin cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho Salon tóc của bạn.


Tình huống 2: Nhãn hiệu BISCO về sản phẩm thép hiện đang có văn bằng bảo hộ nhãn hiệu còn hiệu lực và 1 bên khác nộp đơn đăng ký nhãn hiệu BISSKKO cho dịch vụ Bất động sản thì 2 nhãn này theo các tiêu chí có được coi là tương tự không ạ? Và bên BISCO cần làm thủ tục gì để bảo vệ quyền lợi?

Trả lời:

Căn cứ theo điểm h, khoản 2 Điều 74 về “Khả năng phân biệt của nhãn hiệu” quy định một trong các trường hợp nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt gồm:

“Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm, trừ trường hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 của Luật này”.

Căn cứ theo quy định trên, tiêu chí để xác định được coi là đối chứng của nhau thì phải đáp ứng tiêu chí là nhãn hiệu đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự. Cục SHTT quy định việc phân nhóm hàng hoá, dịch vụ để quy định phạm vi quyền của nhãn hiệu được bảo hộ. Trường hợp của bạn, nhãn hiệu BISCO được cấp văn bằng bảo hộ cho sản phẩm thép, bên khác nộp đơn bảo hộ nhãn hiệu BISSKKO cho dịch vụ Bất động sản được xếp vào hai nhóm sản phẩm, dịch vụ khác nhau. Do đó, hai nhãn hiệu này không bị coi là đối chứng của nhau khi chuyên viên xem xét đánh giá nhãn hiệu BISSKKO cho dịch vụ Bất động sản. Trường hợp nhóm dịch vụ Bất động sản chưa có nhãn hiệu nào trùng/tương tự với nhãn hiệu này trước đó thì Cục SHTT vẫn cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu BISSKKO cho dịch vụ Bất động sản bình thường.

»Đang cập nhật…..

call-to-like

Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…

thu

 

Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp

Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.

oanh

 

Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....

huongtran

 

Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: info.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

/* vchat */